• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.ME SANG VIETWRITER.VIP TỪ NGÀY 1/4

Hot Cao Thủ Hạ Sơn, Ta Là Tiên Nhân (6 Viewers)

  • Chương 476-478

Chương 476: Gặp thần tiên

Lý Dục Thần quyết định đi theo họ về nhà.

Một nơi như trấn Lâm Hoang, chẳng ai thân thuộc với núi xung quanh nhất bằng thợ săn.

Người đàn ông ò ò kêu lên, muốn gọi con bò già đang phủ phục dưới đất đứng lên chạy xe.

Nhưng không biết con bò quá mệt hay là quá già, vẫn không muốn động đậy.

Anh ta lấy dây thừng, bộp một tiếng đánh lên lưng con bò.

Con bò mới cực kỳ không muốn dựng chân trước quỳ dưới đất, chống người miễn cưỡng đứng lên, nhưng không biết làm sao, ò một tiếng, lại phục xuống dưới đất.

Người đàn ông cực kỳ tức giận, lại định cầm dây thừng đánh.

Bé gái bỗng kéo tay của bố, xin nói: “Bố à, bố đừng đánh nữa, nó già rồi! Ông cũng già rồi!”

Người đàn ông vừa nghe, tay lại buông xuống.

Nhưng con bò không đi, xe bò bất động, thì làm sao chở khách về nhà đây?

Anh ta lại nhẫn tâm, giơ dây thừng lên.

Một bàn tay có lực tóm lấy cổ tay anh ta.

Anh ta quay đầu nhìn thấy đôi mắt trong veo của Lý Dục Thần.

Lý Dục Thần nói: “Để tôi”.

“Để cậu?”, anh ta nghi hoặc nhìn anh: “Anh là thần y, còn biết chạy xe bò?”

Lý Dục Thần cười, đi đến, đưa tay vuốt ve lên đầu con bò.

Đôi mắt đục ngầu của con bò lóe lên ánh sáng, nhìn chằm chằm Lý Dục Thần.

Lý Dục Thần khẽ vỗ lên lưng con bò, bỗng nhiên con bò có sức lực, kêu ò một tiếng, như trẻ lại mười tuổi, sượt một cái nhảy lên.

Vợ chồng thợ săn nhìn mà kinh hãi ngẩn người.

Bé gái kêu oa một tiếng, ánh mắt nhìn Lý Dục Thần tràn đầy sùng bái, khuôn mặt lộ ra nụ cười ngọt ngào.

“Lên xe đi”, Lý Dục Thần nói.

Anh thợ săn mới định thần lại, đưa vợ con lên xe, Lý Dục Thần cũng nhảy lên xe theo, ngồi bên cạnh cô bé.

Con bò đi vào con đường trong núi, bước chân nhẹ tênh, thậm chí còn khá vui vẻ.

Bé gái vui đến ngân nga bài ca núi rừng.

Dưới ánh chiều tà, tiếng guốc bò cách cách, và tiếng ca của cô bé, khẽ vang trong ánh hoàng hôn của núi rừng.



Qua cuộc trò chuyện trên đường, Lý Dục Thần được biết, cả nhà thợ săn họ Lam, anh ta tên là Lam Ba Tử, bố anh ta tên là Lam Nham Sơn, đã từng là thợ săn rất nổi tiếng của trấn Lâm Hoang, mọi người đều gọi ông ta là cụ Nham Sơn.

Vợ của Lam Ba Tử không có họ tên, lấy theo họ chồng, mọi người gọi cô ta là thím Lam.

Con gái của họ có cái tên rất hay, tên là Lam Điền.

Lý Dục Thần nhớ đến câu thơ: Lam Điền nhật noãn ngọc sinh yên…

Lam Điền là nơi sản xuất ngọc, cô bé này cũng xinh đẹp như ngọc, khác với trẻ con của nhà người bình thường khác trong núi.

Con bò già kéo xe, rất nhanh đã đến thôn của nhà Lam Ba Tử.

Thôn làng này rất nhỏ, có mấy hộ gia đình ở trong núi quanh co.

Lam Ba Tử nhảy từ trên lưng con bò xuống, dắt bò đi vào trong sân nhà mình.

Lúc này trời vẫn chưa tối, Lam Ba Tử nói hôm nay con bò đi rất nhanh, nếu là trước đây, có lẽ phải lần mò đi trong đêm rồi.

Lam Ba Tử đi buộc bò cho bò ăn, thím Lam đưa Lý Dục Thần vào nhà.

Trong nhà vô cùng đơn sơ tồi tàn, một chiếc bàn bát tiên, mấy chiếc ghế, gần như đã là toàn bộ đồ trong nhà rồi.

Trên bức tường đối diện với nông cụ trong góc treo đầy da thú, còn có cung tên, đao và khẩu súng mà thợ săn sử dụng.

Thím Lam pha trà cho anh, sau đó bảo Lam Điền cùng mình xuống bếp phụ làm bữa tối.

Lam Ba Tử buộc bò xong, liền gọi “bố ơi, bố ơi”, rồi đi tìm bố.

Đạo tiếp khách của người trong núi vô cùng đơn giản, không nói lời khách sáo, cũng không có lễ tiết gì.

Uống nước trà hơi chát, nhìn căn nhà đơn sơ, Lý Dục Thần lại cảm thấy thân thiết.

Anh nhớ đến những ngày tháng còn nhỏ.

Lam Ba Tử cùng một ông lão đi vào nhà, vừa đi vừa vui vẻ nói gì đó.

Ông lão bô bô hút tẩu thuốc, nhả ra khói trắng liên tiếp, nói: “Chữa rắn cắn thôi, có gì là kỳ lạ!”

Vừa đi vào sân, bỗng nhìn thấy con bò già nhà mình, kinh ngạc nói: “Ấy, súc vật đã già, sao còn có tinh thần hơn mình?”

Đi đến bên cạnh con bò, sờ đầu của nó.

Con bò kêu ò một tiếng, ghé đến, dáng vẻ thân thiết, còn vui vẻ cọ cọ guốc bò.

Ông lão quay đầu nhìn Lam Ba Tử: “Thế là sao?”

Lam Ba Tử nói: “Là Lý thần y đã cứu Điền Điền, con bò vốn đã quá yếu, không nhấc nổi người, anh ta vuốt ve lên người con bò như thế, con bò liền cọ móng guốc vui vẻ!”

Ông lão lộ ra nụ cười, mắng nói: “Thật không ngờ, súc vật già còn có thể trẻ lại, xem ra, chúng ta còn chưa biết ai chết trước đâu!”

Lại nhìn về hướng trong phòng: “Xem ra, đúng là gặp được thần tiên rồi! Bố tưởng rằng, bố gặp một lần trong đầm hoang đã hiếm có lắm rồi, thật không ngờ, đời này còn có thể gặp thần tiên hai lần!”

Nói xong, liền dập điếu thuốc, đứng thẳng người, nói với Lam Ba Tử: “Đi, đi gặp khách!”

Lý Dục Thần nhìn thấy Lam Ba Tử cùng một ông lão đi vào.

Ông lão hơi gù, trong tay cầm một điếu thuốc, bên trong dắt túi thuốc, đi lại hơi run run.

Trên khuôn mặt đầy nếp nhăn, giống như ruộng vườn khô cằn nứt nẻ bỏ hoang đã lâu. Trong đôi mắt đục ngầu đầy tia máu, nhưng ánh mắt lại trong trẻo đến dường như có thể xuyên thấu sương thu sớm mai tháng mười một.

Khiến Lý Dục Thần nhớ đến ông nội của mình.

Trong ngày gió tuyết lớn đó, ông nội dựa đầu vào trong lòng non trẻ của anh.
Chương 477: Con đường bí cảnh

Lý Dục Thần mãi mãi nhớ khuôn mặt đó, cũng đầy nếp nhăn nứt nẻ như vậy, cũng đôi mắt đục ngầu như vậy, nhưng trong mắt lại có thần thái như thế.

“Cụ à!”, Lý Dục Thần gọi một tiếng, vì nhớ đến ông nội, thậm chí anh hơi xúc động: “Làm phiền gia đình cụ rồi!”

“Không phiền! Không phiền!”, cụ Nham Sơn hoảng sợ nói: “Cậu đã cứu mạng cháu gái tôi! Cậu thần tiên như vậy, tôi mời còn không được ấy chứ! Ngồi, ngồi xuống uống trà!”

Cụ Nham Sơn ngồi xuống cùng Lý Dục Thần.

Lam Ba Tử đứng bên cạnh bố, nhìn được ra, anh ta rất tôn kính bố của mình.

“Nghe nói, cậu muốn tìm Âm Sơn?”

“Đúng thế, cụ biết Âm Sơn ở đâu không?”

Cụ Nham Sơn đứng lên, đi vào phòng, chỉ lúc sau, đã run run đi ra, tay cầm một chiếc hộp gỗ.

Lam Ba Tử vừa nhìn chiếc hộp gỗ, trong mắt liền phát sáng.

Cụ Nham Sơn mở chiếc hộp ra, lấy ra một tấm da dê được gấp gọn bên trong, bày lên trên bàn.

Trên tấm da dê vẽ bản đồ.

“Đây là bản đồ Lâm Hoang”, cụ Nham Sơn nói: “Là do các đời thợ săn cất từng bước từng bước chân đi rồi vẽ ra”.

Lý Dục Thần đưa mắt nhìn, bản đồ vẽ rất nguệch ngoạc, cũng rất không quy phạm, nhưng lại rất dễ hiểu.

Từng ngọn núi, từng con sông, ở giữa chỗ nào có thể đi, chỗ nào có nguy hiểm gì, đều được đánh dấu lại.

Nhưng bản đồ chỉ chiếm một phần tư của tấm da dê, còn có ba phần tư là trống không.

Cụ Nham Sơn chỉ vào chỗ trống không nói: “Chỗ này là sâu trong đầm hoang, không ai đến đó”.

Lam Ba Tử kích động nói: “Bố à, có bản đồ này, tại sao bố không cho con, hại con vào núi sắn bắn, còn phải tự mò đường”.

Bố anh ta nói: “Nếu đã có bản đồ này, thì con vào núi dễ rồi, nhưng cũng rất có thể không ra được. Trong đầm hoang, nguy hiểm ở khắp mọi nơi, cuộc sống hiện nay đã tốt hơn trước, không cần liều mạng như vậy, cũng có thể sống được. Bố giấu bản đồ đi là muốn tốt cho con”.

Lam Ba Tử không hiểu lắm, ngược lại là Lý Dục Thần có thể hiểu nỗi khổ tâm của ông cụ.

Cụ Nham Sơn nói với Lý Dục Thần: “Mắt tôi đã mờ rồi, không nhìn rõ chữ trên bàn đồ nữa, cậu tự tìm xem, có lẽ có hai tòa Âm Sơn”.

Lý Dục Thần tìm kiếm trên bản đồ, quả nhiên tìm được hai ngọn núi, bên cạnh viết hai chữ Âm Sơn.

Một ngọn núi trong đó ở Đông Nam, khoảng cách khá gần, một ngọn khác ở Tây Nam, gần với khu vực trống không trên bản đồ.

Lý Dục Thần chỉ vào một đường mờ mờ khúc khuỷu quanh co trên bàn đồ nói: “Đây là cái gì?”

Cụ Nham Sơn nheo mắt nhìn một cái, nói: “Ồ, đó là một con đường an toàn thông đến sâu trong đầm hoang mà các tiên nhân thám hiểm ra, cũng gọi là con đường bí cảnh”.

“Con đường bí cảnh?”, Lý Dục Thần hơi hiếu kỳ.

Cụ Nham Sơn xùy một tiếng, hình như rất không vui vì mình lỡ lời.

Ông ta lấy ra một nắm sợi thuốc trong túi thuốc, bỏ vào trong tẩu thuốc, dùng bật lửa châm, xì soạt hút mấy hơi.

“Có liên quan đến một truyền thuyết”.

Cụ Nham Sơn nhả ra khói trắng dày đặc, sương khói lan ra, che mờ trên khuôn mặt già nua của ông ta, dường như ông ta rơi vào hồi ức xa xôi.

“Ở phía Nam Điền Kiềm đã từng có một tòa thành cổ xưa, tên là Bộc Thành, rất nhiều bộ lạc thành bang vây quanh Bộc Thành tạo thành một quốc gia, gọi là nước Bách Bộc. Đất nước này từng vô cùng giàu mạnh, sau này vua của Bộc Quốc đắc tội với thiên thần, cũng có người nói là đắc tội với ác ma, tóm lại, nó đột nhiên biến mất. Truyền thuyết nói vùng đất Bộc Quốc đã thành đầm hoang vạn dặm. Ở đó chôn giấu cả tài phú của cả Bộc Quốc”.

“Cho nên, thợ săn các đời các ông không tiếc mạo hiểm tính mạng, đi vào đầm hoang, chính là vì tìm kiếm di tích Bộc Thành trong truyền thuyết ư?”, Lý Dục Thần cảm thấy hơi nực cười.

Cụ Nham Sơn lắc đầu nói: “Không chỉ thợ săn, còn có người hái thuốc. Người đến trấn Lâm Hoang định cư sớm nhất, đa số đều vì truyền thuyết này, nếu kông, ai muốn ở lại trong góc núi xa xôi nghèo đói chứ?”

“Qua nhiều đời như vậy, cho đến hôm nay, mới thám hiểm ra một phần tư địa đồ, có đáng không?”

“Không có gì đáng với không đáng, đi đến đâu mà không phải sống? Có suy nghĩ như vậy, cũng còn tốt hơn không có. Hơn nữa, bản đồ này, cũng không phải hôm nay mới hoàn thành, thời ông nội tôi đã như vậy rồi, từ ông nội tôi đến tôi, gần như chưa từng thay đổi”.

“Tại sao?”

“Không vào được nữa!”, cụ Nham Sơn dùng tẩu thuốc gõ nhẹ lên chính giữa bản đồ, tận cuối đường mờ mờ đó: “Ở đó là cấm địa của đầm hoang!”

“Cấm địa?”

Nham Sơn gật đầu: “Con người không vào được, cậu nhìn thấy ngọn núi đó, con sông đó, nhưng vừa lại gần thì tất cả biến đổi, núi mất, sông cũng không còn, bầu trời mất, mặt trời mất, tất cả đều mất! Hồi tôi còn trẻ cũng không tin, đến đó một lần, bị lạc đường, còn gặp phải yêu quái, cũng may tôi mệnh lớn, gặp được tiên nữ, nếu không, cái mạng của tôi phải nộp ở đó rồi”.
Chương 478: Tiên nữ sinh ra

Sau đó, Lam Nham Sơn thao thao bất tuyệt kể chuyện ông ta gặp yêu quái trong đầm hoang, chiến đấu anh dũng với yêu quái thế nào, gặp được tiên nữ thế nào, tiên nữ dùng tiên pháp đánh bại yêu quái cứu ông ta thế nào.

Lam Ba Tử nói: “Bố à, chuyện này bố không kể một ngàn thì cũng tám trăm lần rồi, tai con nghe đến mọc rêu rồi”.

Cụ Nham Sơn bốp một tiếng gõ tẩu thuốc xuống bàn: “Đây là cái phúc của con! Nếu không phải tiên nữ cứu bố, thì có con không?”

“Thế sao bố không cùng họ với tiên nữ đi?”, Lam Ba Tử càm ràm nói.

“Con…”, cụ Nham Sơn giơ tẩu thuốc định đánh, bỗng đặt tẩu thuốc xuống, trừng mắt: “Sao con biết con không phải là do tiên nữ sinh ra?”

Lam Ba Tử ngẩn người, sau đó bật cười: “Bố à, bố bịa chuyện thì cũng bịa hay chút, bố nhìn con xem, giống tiên nữ chỗ nào?”

Lý Dục Thần đang tập trung chú ý lên tấm bản đồ.

Tuy Lam Nham Sơn miêu tả có nhiều điểm khoa trương, nhưng Lý Dục Thần nghe ra, sâu trong đầm hoang, hình như đúng là thế thật.

Đương nhiên kho báu Bộc Quốc gì đó không có sức hấp dẫn với anh, nhưng hiện tượng cấm địa mà Lam Nham Sơn miêu tả, không giống với hiện tượng tự nhiên, mà giống như kết giới tu hành.

Còn về yêu quái tiên nữ, chỉ dựa vào lời của ông ta, chưa từng nghiệm chứng.

“Cụ à, bản đồ này, ngoại ông ra, còn ai khác có không?”, Lý Dục Thần hỏi.

Cụ Nham Sơn bíu: “Thợ săn ngày xưa và người thái thuốc đều có, nhưng phần lớn đã chết rồi. Đây cũng là lý do tôi giấu bản đồ đi, không cho con cháu thấy. Bây giờ những người còn có bản đồ, tôi nghĩ xem, có lẽ còn có ba năm nhà”.

“Nhà Diệp đại phu trên trấn, cũng có phải không?”, Lý Dục Thần đột nhiên hỏi.

“Đương nhiên là có”, cụ Nham Sơn nói: “Nhà họ Diệp là người hái thuốc đến trấn Lâm Hoang sớm nhất, cũng là nhà truyền hương hỏa duy nhất còn đến ngày nay trong tốp người đó”.

Lý Dục Thần cau mày, trong mắt lóe lên sát ý.

Nhà họ Diệp đã có bản đồ này trong tay, thì làm sao Diệp Chính Hồng có thể không biết Âm Sơn?

Tại sao Diệp Chính Hồng phải che giấu?

Chỉ có một cách giải thích, ông ta có liên quan đến phái Âm Sơn!

Lúc này, thím Lam đã làm xong cơm, gọi họ đi ăn cơm.

Từ lúc lịch kiếp, Lý Dục Thần có thể không cần ăn uống. Nhưng người nhà họ Lam nhiệt tình, anh cũng không nỡ từ chối, bèn ở lại nhà họ Lam ăn cơm.

Thịt thỏ hoang là món chính, đầy cả một nồi lớn, còn có một ít thịt heo rừng và thịt nai phơi khô.

Cụ Nham Sơn lấy ra một vò rượu quý giá cất giấu từ lâu không nỡ uống.

Cuối cùng, thím Lam bưng lên một nồi canh thịt rắn đã đun xong.

Lam Ba Tử dùng muôi khuấy trong nồi nói: “Hôm nay con gái bị rắn cắn, phải xả giận mới được!”

Lam Điền hình như vẫn còn sợ rắn, nhìn chằm chằm vào nồi, không dám động đũa.

Lam Ba Tử cười mắng nói: “Con bé này thật chẳng ra sao, bị rắn cắn một lần thì đã sợ như vậy?”

Lam Điền lắc đầu mạnh, chỉ vào nồi nói: “Đây là con rắn đã cắn con!”

“Con nói linh tinh cái gì vậy?”, Lam Ba Tử nói: “Con rắn cắn con đã chạy lâu rồi, đâu có bắt được!”

Lam Điền cố chấp nói: “Chính là con rắn đã cắn con, nó đang khóc đó!”

Cả nhà cùng ngẩn người, nhìn vào nồi canh.

Đáy nồi có than, nước trong nồi đang sôi, thịt rắn trắng tuyết sùng sục trong nồi.

Rõ ràng khí nóng cuồn cuộn, mọi người lại cảm thấy âm lạnh.

“Con gái, đừng nói linh tinh!”, thím Lam mắng một câu, đứng lên: “Mẹ đi đóng cửa sổ, sao mà lạnh thế”.

Lý Dục Thần hơi kinh ngạc nhìn Lam Điền một cái, sau đó khẽ vung tay lên bên trên nồi canh.

Cô bé này, lại có linh nhãn trời sinh, có thể nhìn thấy thứ mà người khác không nhìn thấy.

Lam Điền cảm kích nhìn sang Lý Dục Thần, sau đó lại cúi đầu.

Cô bé không còn sợ hãi, nhưng từ đầu đến cuối, cô bé không động vào nồi canh rắn.

Lý Dục Thần cũng không nói nhiều gì, chỉ cùng người nhà họ Lam uống rượu ăn cơm, nghe ông cụ Lam bóc phét câu chuyện trong đầm hoang.

Người trong núi hiếu khách, uống hết một vò rượu, chưa hết hứng, lại lấy ra mấy chai rượu.

Cụ Nham Sơn và Lam Ba Tử say mèm, ngay cũng thím Lam cũng say ngà ngà.

Chỉ còn lại Lý Dục Thần và Lam Điền tỉnh táo.

Lý Dục Thần hỏi Lam Điền: “Cháu bị rắn cắn ở đâu?”

Lam Điền nói: “Ở ngày trong lối vào đèo sau núi, ở đó nhiều nấm, cháu và mẹ đi hái nấm”.

“Thế bây giờ cháu đưa chú đi, chúng ta bắt con rắn đó, để nó không thể cắn người nữa được không?”, Lý Dục Thần nói.

Lam Điền do dự một lúc, cuối cùng vẫn gật đầu.

Lý Dục Thần dắt tay Lam Điền, đi vào màn đêm tối đen.

Ban đêm trong núi vô cùng tối, nhưng hình như Lam Điền không sợ tối, dẫn Lý Dục Thần đi một mạch vào đèo sau núi.

Lý Dục Thần vẫn luôn quan sát cô bé.

Tuyệt đối không phải là quen thuộc đường núi thì có thể làm được, cũng không phải là thần thức của người tu hành, mà là linh giác bẩm sinh.

Lý Dục Thần bỗng nghĩ đến ánh mắt của cụ Nham Sơn khi nói với Lam Ba Tử câu ‘sao con biết con không phải do tiên nữ sinh ra’.
 

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom