• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.ME SANG VIETWRITER.VIP TỪ NGÀY 1/4

Full Xuyên Thành Chị Dâu Của Nữ Chính Trong Truyện Ngược (1 Viewer)

  • Xuyên Thành Chị Dâu Của Nữ Chính Trong Truyện Ngược - Chương 95

Editor: Gà



Trưởng công chúa đại hôn, thành Yến Kinh náo nhiệt suốt một thời gian dài, có người vui kẻ lại sầu, nay Trịnh gia phải cụp đuôi làm người, Trịnh phu nhân hiện giờ ngay cả yến hội cũng không dám đi, sợ có người hỏi đến.



Nửa đêm tỉnh mộng, Trịnh phu nhân chỉ biết hối hận, nếu nhi tử của bà ta cưới được Từ Ấu Vi, chẳng phải vinh hiển đều của Trịnh gia hay sao?



Sở Hoài không có gia thế lại nghèo hèn, làm sao sánh bằng nhi tử của bà?



Đáng tiếc bây giờ nói gì cũng đã muộn, chỉ đành cẩn thận cất giấu mặt mũi, ngàn vạn lần đừng đắc tội với người khác nữa.



Mà trong một con ngõ nhỏ ở thành Yến Kinh, Cố Nguyệt đang giặt một chậu quần áo, đầu xuân nước lạnh giá khiến hai bàn tay nàng đỏ tấy.



Bạch thị đứng trước cửa nhìn một hồi, thở dài quay vào nhà.







Cố Nguyệt chỉ mỉm cười, nàng cảm thấy như bây giờ rất tốt, huynh trưởng bắt đầu chịu đi kiếm tiền, nương của nàng không còn nhớ thương những năm tháng phú quý trước kia nữa, về phần nàng, chỉ cần chăm lo cho cái nhà này thật tốt, gả hay không gả đểu không quan trọng.



Ngày Từ Ấu Vi đại hôn, nàng còn nhặt được mấy đồng bạc trên mặt đất, có thể mua thêm thức ăn cho cả nhà cũng xem như khá tốt.



Trong Trấn Quốc Tự, Tô Tuyết Nịnh cất cuốn Kinh Phật vừa chép xong vào trong tráp, nàng không trang điểm, ánh mắt bình thản trống trải.



Thế gian này người nên vì mình mà sống, mẫu thân và đệ đệ ở Yến Kinh có thể tự chăm sóc bản thân, mà nàng vì đã nhận quá nhiều đau khổ, giờ đây có thể yên ổn ở trong chùa chép kinh niệm Phật xem như rất khá.



Trong chùa không cần phải lập mưu tranh đấu, cũng không cần tính kế tới lui, nàng muốn dưỡng thân thể này thật tốt, sau này khả năng sẽ rời khỏi Yến Kinh tìm một trấn nhỏ dưỡng già, sống nốt quãng đời còn lại.



Những người có tội thì tụng kinh cầu phúc ở Trấn Quốc Tự hoặc bị lưu đày đến Tây Bắc khai hoang làm ruộng.



Đầu tháng tư khí trời dần ấm áp, trải qua một mùa đông giá rét đất đai trở nên khô cằn, muốn ruộng màu mỡ phải năng cày bừa, đất hoang càng phải cày xới nhiều hơn.



Mảnh đất mới khai hoang nên trồng đậu tương trước, nuôi đất phì nhiêu, chờ sang năm sau có thể trồng đậu phộng và lúa mì.



Sau khi cày bừa nhuyễn đất còn phải đợi mưa xuống mới bắt đầu gieo trồng.



Vào ngày thứ ba của tháng tư, thành Yến Kinh xuất hiện cơn mưa phùn bất ngờ, từ sáng đến chiều tối vẫn chưa tạnh.



Cố Diệu ngủ trưa một giấc, đến khi tỉnh lại trời vẫn âm u.



Xốc chăn lên, nàng đang mặc trung y, bụng dưới bắt đầu phồng lên, chẳng bao lâu chỗ phồng lên đó lại biến mất đổi sang một nơi khác.






“Nguyên Nguyên ngoan.” Cố Diệu vỗ về bụng mình nhỏ giọng trấn an vài câu, đứa nhỏ trong bụng lại ngoan ngoãn bất động.



Mang thai hơn sáu tháng, bụng của nàng đã phồng to, nhìn nghiêng càng thấy tròn trịa, từ khi hơn bốn tháng tuổi đứa nhỏ đã biết cử động, vào những ngày trời nhiều mây hay có mưa càng nhảy nhót dữ dội.



Minh Cảnh từ bên ngoài đi vào, hầu hạ Cố Diệu mặc quần áo: “Trời vẫn còn mưa, có lẽ đến mai mới hết.”



Cơn mưa phùn vẫn không có dấu hiệu dừng lại.



Cố Diệu đi tới bên cửa sổ nhìn ra: “Cũng không nhỏ lắm, nếu ngày mai trời quang mây tạnh thì bắt đầu gieo trồng được rồi.”



Kế hoạch trong một năm cốt ở mùa xuân, nông vụ là quốc sự cũng là đại sự, nó liên quan đến sinh nhai của bá tánh cả một năm, mưa xuân quý như mỡ, sau cơn mưa xuân lập tức gieo trồng hoa màu.



Hơn mười ngày sau sẽ bắt đầu nảy mầm.



Cố Diệu sờ bụng, bây giờ bụng nàng đã to muốn làm gì cũng khó khăn, nếu không mang thai nàng nhất định sẽ xuống ruộng chỉ đạo mọi người làm việc.



Minh Cảnh khoác một tấm thảm lên vai Cố Diệu: “Nương nương, năm nay chắc chắn sẽ mưa thuận gió hòa.”



Ý cười đong đầy trong mắt Cố Diệu, mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an mới tốt.



Tuy nàng không thể tự mình làm việc nhưng vẫn quan tâm về vấn đề hạt giống.



Những nơi rộng lớn như Yến Kinh, Ninh Châu, Tương Dương hay Vân Thành đều trồng đậu phộng, ngô và lúa mì, cho người có kinh nghiệm giám sát và tuân theo quy trình bón phân trong ghi chép của Cố Diệu. Chỉ cần chăm sóc tỉ mỉ thì sang năm chúng có thể được sử dụng làm hạt giống.



Mười lăm tòa thành ở Tây Bắc nhiều đất cát, việc canh tác cần chú ý các biện pháp thích ứng với điều kiện địa phương, hoa màu sẽ trồng ít hơn dưa và các loại cây ăn trái.



Càng về phía Bắc gió cát càng nhiều, phải trồng rừng để chắn bão cát, mười lăm năm sau cây cối lớn lên mới là lúc thu lợi ích.







Độ này Trương Tiên Ngôn bận đến bù đầu rối tai, lão phải đi xem hoa màu và thăm rừng ở Tây Bắc, ngoài ra lão còn phải bàn chuyện làm ăn với Lưu Vĩ Trạm.



Lão là một văn nhân cả đời nghèo khó, đọc nhiều sách thánh hiền, thế mà khi mở miệng không nói chuyện gì khác ngoài phân.



Lưu Vĩ Trạm nuôi gà nuôi lợn, mỗi ngày đều có người chuyên môn quét dọn chuồng lợn, chuồng gà, hơn nữa còn có vịt và ngỗng, phỏng chừng năm nay lại nuôi thêm dê và cá.



Ở chỗ hắn tồn rất nhiều phân, phân bón xuống cây trồng, nuôi dưỡng cây trồng tươi tốt, vật nuôi ăn vào lại tiêu hóa thành phân, đó là một quá trình tuần hoàn qua lại.



Nhưng Lưu Vĩ Trạm lại nghĩ, không thể mặc cho Trương Tiên Ngôn chiếm hời một mình được.



Trương Tiên Ngôn giận đến mức râu vểnh ngược: “Không để cho ta, ngươi giữ lại có ích gì?”



Lưu Vĩ Trạm thản nhiên: “Dù vô dụng cũng chẳng cho lão lấy không, mang chỗ khoai lang lão trồng đến đây, cả cây ngô nữa, đưa cái khác ta không lấy.”



Trương Tiên Ngôn: “…Được.”



Lưu Vĩ Trạm xoa xoa hai tay: “Hay lão giới thiệu cho ta một chút…Lão xem, ta không còn trẻ nữa, đã đến lúc thành gia…”



Trương Tiên Ngôn xoay người bỏ đi.



Núi hoang đất trống còn phải khai khẩn, Trương Tiên Ngôn không có thời gian dông dài cùng Lưu Vĩ Trạm.



Lưu Vĩ Trạm: “…”



Đâu phải hắn không bận, vừa ôm heo sữa lại phải chăm gà con, xây chuồng heo dựng chuồng gà, bây giờ nuôi thêm dê và cá, huấn luyện bò cày đất nữa đó.



Hắn thật sự ước ao có một bữa cơm nóng hổi chờ hắn trở về, tốt nhất thêm một chén rượu ấm. Đáng tiếc không có gì cả, người vừa ý hắn thì hắn không thích, người hắn ưng thuận lại không thích hắn.



Các quý nữ thế gia cảm thấy hắn thô tục, là một kẻ quê mùa, quả thực Lưu Vĩ Trạm không hiểu thi từ ca phú, hắn cũng không muốn lấy một tiểu thư nũng nịu yếu đuối, hắn muốn tìm một người có thể cùng nhau chung sống cả đời, chim nhỏ nép vào lòng người, ôn nhu hiểu chuyện.



Nhìn đàn heo xúm lại như ong vỡ tổ tranh đoạt thức ăn trong máng, mà lòng Lưu Vĩ Trạm lúc nóng lúc lạnh.



Hắn tính nhẩm trong đầu, ban đầu có gần 800 đầu heo, heo con sinh ra rất nhiều, lại còn ôm một số từ thôn trang về, nhất định có thể trở mình.



Chờ đến cuối năm, không những có heo để bán mà còn có thịt ăn.



Tính ra số lượng gà nhiều hơn heo.



Trại gà ở các nơi đều lên đến hàng trăm con, hơn nữa liên tục có gà con mới nở, phỏng chừng phải lên đến hàng vạn con.



Mỗi ngày đẻ một quả trứng, một phần đưa đến quân doanh và bán một phần, tuy số tiền không nhiều nhưng rốt cuộc vẫn có thứ để ghi vào sổ sách, hầu bao của Lưu Vĩ Trạm cũng dần dần phồng to.



Lưu Vĩ Trạm nhìn đàn lợn nhỏ và gà con, dặn dò người làm thường xuyên quét dọn và thay nước đúng giờ, vừa hay Giang Nhất cũng ở đây, hắn nuôi ngỗng, Giang Nhị nuôi vịt ở Tương Dương, Thập Tam đi theo Triệu chưởng quỹ quản lý thương muối, còn những huynh đệ khác đến Giang Nam đốc thúc việc trồng trọt.






Giang Nhất nói: “Vừa cho đào một ao cá ở Cẩm hồ thả ít cá bột, tôm con và cua non xuống, đến tháng mười là ăn được.”



Lưu Vĩ Trạm: “Heo phải đến cuối năm mới được làm thịt.”



Nhắc tới ăn Lưu Vĩ Trạm bắt đầu thèm giò heo, thịt kho tàu, sườn om, thịt viên, chân giò nướng và thịt thủ.



Hai người nhìn nhau thở dài, nghĩ đến ăn lại không biết chừng nào mới cưới được lão bà (vợ).



Lúc này trong thành Yến Kinh, Từ Yến Chu đã xem xong tấu chương các nơi gửi về, hôm nay là ngày 21 tháng tư, các nơi đều hoàn tất việc trồng trọt.



Đây là thời điểm dân chúng nhàn rỗi ở nhà, Từ Yến Chu lên kế hoạch xây dựng đường xá, đê đều và kênh mương.



Chàng cho Cố Diệu biết kế hoạch của mình, nàng nghe xong rất phấn khởi: “Đây đều là những việc ích nước lợi dân, nam nhân trưởng thành ở Vân Châu hàng năm đều phải đi phục dịch hai mươi ngày*, sẽ làm được rất nhiều việc, nếu không làm xong thì bỏ tiền ra thuê người.”



(*) Phục dịch: Cái này ý như đi nghĩa vụ ở hiện đại.



Sửa đường thuận lợi cho việc đi lại, còn đê điều kênh mương sẽ tránh được hạn hán và lũ lụt, nàng khen ngọt: “Phu quân là một hoàng đế tốt.”



Tim Từ Yến Chu ngứa ngáy, nhưng thái y đã nói mang thai sau ba tháng cũng không nên làm chuyện phòng the.



Chàng hỏi: “Ta còn là một phu quân tốt, một phụ thân tốt…A Diệu, hôm nay Nguyên Nguyên có rầy nàng không?”



Cố Diệu vuốt ve bụng, nàng có linh tuyền nuôi dưỡng, không cảm thấy quá mệt mỏi, có lẽ thật sự là một bé trai nên đặc biệt nghịch ngợm.



“Chỉ có buổi sáng hơi náo loạn một lát, đến buổi chiều rất ngoan.”



Từ Yến Chu ngồi xổm xuống, áp bàn tay lên bụng nàng: “Cho ta nghe một chút.”



“Rất nhiều sức.”



Vuốt ve cái bụng tròn trịa lòng chàng không khỏi xúc động, thê nhi của chàng đều ở bên cạnh.



Cố Diệu kéo tay chàng nói: “Mau đứng lên, để người khác nhìn thấy không tốt.”



Từ Yến Chu hôn một cái mới đứng dậy, ngồi xuống bên cạnh Cố Diệu, “Nếu nàng cảm thấy buồn chán thì sai người nhổ hết hoa cỏ trong ngự hoa viên, muốn trồng cái gì cũng được.”



Ngự hoa viên đều trồng các loại hoa và thảo mộc quý hiếm, Cố Diệu trồng trong Vị Ương Cung là đủ, ở chốn cung cấm chỉ cần có Từ Yến Chu bên cạnh, chẳng còn lo quá nhàm chán.



“Tẩm cung này cũng đủ cho ta trồng rồi.” Cố Diệu nhìn xuống bụng mình, bây giờ các bữa ăn của nàng đã giảm xuống, bụng chưa quá lớn, nhưng chỉ thêm vài ngày nữa thôi lúc đi đường e rằng không nhìn thấy mũi chân.



Từ Yến Chu nhìn nàng chăm chú: “Nàng thích làm gì cũng được, sinh xong nàng muốn xuất cung thì xuất cung, muốn đi đâu thì đi đó, ta sẽ đi cùng nàng.”



Từ Yến Nam đã gần tám tuổi, qua thêm một năm nữa sẽ lên chín, chín tuổi đã thành niên, chàng muốn từ từ giao việc triều chính cho nó, sau đó cùng Cố Diệu phiêu du khắp thiên hạ.



Cố Diệu: “Phải chờ đứa nhỏ lớn lên một chút mới được.”



Đứa bé vừa sinh ra còn quá nhỏ, nàng không nỡ rời đi, một lần đi phải mất mười ngày hay một tháng, nhất định sẽ nhớ nhung.



Dù thế nào cũng phải đợi đứa nhỏ lớn hơn.



Từ Yến Chu tán thành: “Vậy thì chờ Nguyên Nguyên đủ một tuổi.”







Một hai tuổi cũng không khác gì nhau, nếu là bé trai không nên quá dính người, phải có khí khái của một nam nhi, đội trời đạp đất, còn nếu là bé gái thì vấn đề lại khác.



Cố Diệu cũng trông mong được đi ra bên ngoài, đến Tắc Bắc và Giang Nam, nàng vẫn chưa từng đặt chân đến Giang Nam, muốn được ngắm nhìn cảnh sắc ở nơi đó, ngoài ra còn có gió và tuyết, thảo nguyên ở Tắc Bắc chưa từng thấy.



“Đứa nhỏ có thể mau lớn thì tốt quá.” Nàng nhẹ giọng nói.



Khi chưa có sẽ mong sớm mang thai, có con rồi lại hy vọng con cái lớn thật nhanh, Từ Yến Chu cũng nói: “Thật hy vọng nó có thể tự lập, có chí hướng và hiểu chuyện.”



Đêm đó, chàng lại mơ thấy đứa bé nọ.



Nguyên Nguyên hỏi: “Có phải phụ mẫu trong thiên hạ đều thích có một đứa nhỏ như vậy không?”



Từ Yến Chu hơi ngẩn người: “Đứa nhỏ, đứa nhỏ thế nào?”



Thần sắc Nguyên Nguyên không đổi: “Của nhà người ta.”



“Tự lập biết khống chế, không khóc không quấy, mỗi ngày đọc sách tám tiếng, ngủ hai canh giờ, nghiên cứu học vấn đều đứng đầu, tiên sinh ngày nào cũng khen ngợi và không làm phiền phụ mẫu.”



Từ Yến Chu ngập ngừng gật đầu.



Nguyên Nguyên: “Đó chẳng phải nằm mơ sao, đứa nhỏ nhà người ta cũng đâu phải như thế.”



“Haiz, người không có khả năng sinh được đứa nhỏ như vậy đâu, con ấy à, một ngày khóc tám bận, đi tiểu cả ngày, người sắp ngủ say con lại khóc ré bất kể thời điểm. Nghiên cứu học vấn…vậy phải đợi lâu hơn nữa, người đừng mong chờ tiên sinh sẽ khen con, không mắng đã tốt lắm rồi.”



Từ Yến Chu: “…”



Nguyên Nguyên bồi thêm một câu: “Phụ thân à, đừng hòng ném đế vị sang cho con, con không cần.”
 

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom