• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.ME SANG VIETWRITER.VIP TỪ NGÀY 1/4

Full VẠN KIẾP YÊU EM (1 Viewer)

  • Chương 4

Hạ Lan Tịnh Đình

Bì Bì chưa lần nào tới Viện bảo tàng thành phố C cả, mặc dù từ nhỏ đến lớn cô đều sống trong thành phố này, thậm chí hồi còn đi học, ngày nào cô cũng qua đây. Không biết thiết kế theophong cách gì, mà nhìn tổng thể Viện bảo tàng chẳng khác gì một cỗ quan tài. Nó có hình chữ nhật với chiều dài rất dài, nhưng chiều rộng lại rất hẹp, đồng thời khoác lên mình một màu xám bạc trầm lặng và u ám. Báo chí cũng nói,Viện bảo tàng đã trải qua mấy lần tu sửa, trang trí và các thiết bị vô cùng tinh xảo, cầu kỳ bên trong, Viện bảo tàng đã trở thành "cửa sổ thế giới" và biêu tượng văn hóa chính của thành phố C.

Thế nhưng khi Bì Bì còn nhỏ, bố mẹ cô chỉ đưa cô tới công viên chơi chứ tuyệt đối không đưa cô tới đây. Họ còn dọa con rằng trong Viện bảo tàn chẳng có gì hết, chỉ có vài cỗ quan tài thời cổ đại mà thôi. Sau này họ nói thật cho cô biết, nguyên nhan chủ yếu khiến họ không vào Viện bảo tàng chính là nhà vệ sinh ở đó không tốt. Ở đâu cũng dùng bồn cầu, thật là không quen chút nào.

Họ nói không sai.

Trong số những đồ vật lưu giữ tại Viện bảo tàng thành phố C, đáng kiêu ngạo chính là những mộ táng từ thời Chiến Quốc và các xác ướp thời Hán. Ngoài ra, nơi đây còn chứa một lượng đồ ngọc và đồ đồng thau rất phong phú.

Trời tối hẳn, bông tuyết nhẹ bay, lẳng lặng rớt xuống, không một tiếng động.

Bì Bì từ trên xe buýt bước xuống, mạnh mẽ quàng thêm một vòng khăn cổ, nhìn đồng hồ đeo tay, đúng tám giờ. Phùng Tân Hoa đang đợi cô ở phòng Bảo vệ ngoài cổng.

Bước vào cửa lớn, luồng hơi ấm bất chợt ập đến, nhìn nhiệt kế bên cạnh, 26oC, Bì Bì nhất thời cảm thấy nóng, bèn nhanh chóng tháo khăn quàng xuống và cởi bỏ áo khoác.

Không biết với mục đích kiesm tiền hay vì văn hóa sôi nổi của địa phương, mà Viện bảo tàng còn mở rất nhiều các lớp học cho thieus nhi vào buổi tối như lớp Mỹ thuật, lớp Gốm sứ nghệ thuật, lớp Thư pháp, lớp Luyện đọc diễn cảm, lớp Đánh cờ... vân vân và vân vân, lớp gì cũng có. Đám trẻ đi ra từ bên cửa khác,nói nói cười cười, người qua kẻ lại, thêm những vị phụ huynh đi bên cạnh chờ đợi, vô cùng náo nhiệt.

Đi qua cánh cửa này chính là khu hành chính và nhà kho của Viện bảo tàng. Dãy hành lang dài hun hút phút chốc trở nên yên tĩnh, ánh đèn vàng mờ ảo rải xuống mặt sàn sáng bóng, tiếng bước chân cộp cộp kèm theo những tiếng vọng lại.

Trên đường đi, Phùng Tân Hoa giới thiệu: "Chúng ta đang đi về phía nhà kho của Viện bảo tàng. Tôi là nhân viên bảo vệ, hy vọng cô đảm bảo bằng nhân cách của mình rằng sẽ không chạm lung tung vào bất cứ thứ gì trong Viện bảo tàng". Anh ta chỉ vào một bức tượng Phật bày bên đường, nói: "Đừng coi thường nó không được bày trong phòng triển lảm, tượng Phật này từ thời Tống đó".

Đó là một đầu tượng đã không còn hoàn thiện, không còn nhìn thấy mũi nữa, bỗng nhiên được bày trên giá đỡ gỗ lim, thể hiện một nỗi tang thương hiếm có.

"Nhớ năm đó, Hồng vệ quân quả là đã làm vô số chuyện xấu", Phùng Tân Hoa nói.

Dọc hành lang, cửa của một vài phòng làm việc khép hờ, ánh đèn sáng rõ trong đó hắt ra ngoài. Phùng Tân Hoa nói rất đúng, nơi đây quả thực có chuyên viên nghiên cứu làm việc buổi đêm.

Một lúc sau, Phùng Tân Hoa bất chợt dừng bước, nói: "Tôi đã dò hỏi giúp cô rồi. Gần đây Viện bảo tàng tỉnh A và Viện bảo tàng chúng tôi có trao đổi một vài món đồ cổ để trưng bày, đó là một vài đồ ngọc từ thời Minh Thanh. Cả tuần nay, ngài Hạ Lan đều ở trong nhà kho nghiên cứu. Cũng sắp tới nhà kho rồi, sau khi vào đó cần nói gì với anh ấy, cô đã chuẩn bị cả rồi chứ?".

"Tôi sẽ nói tôi là em họ của anh, rất có hứng thú với cổ ngọc, nên muố thỉnh giáo anh ấy một số vấn đề. Anh thây có được không?"

"Ừm, cách này cũng rất hay!"

Dự định tiếp theo của Bì Bì là với danh nghĩa sinh viên khoa Trung văn Đại học T, cô sẽ nhờ Hạ Lan Tịnh Đình giảng giải cho mình kiến thức về cổ ngọc. Do Viện bảo tàng vẫn luôn hợp tác chặt chẽ với Bộ Văn hóa Giáo dục của dịa phương, nên thông thường Viện bảo tàng sẽ không từ chối những lời đề nghị từ phía nhà trường. Sau khi bài giảng kết thúc, cô sẽ nhân cơ hội dùng thân phận là ký giả của tờ báo trường mà tiến hành cucoj phỏng vấn đơn giản đối với Hạ Lan Tịnh Đình. Lượng phát hành của tờ báo trường chị có mấy trăm tờ, Bì Bì tin rằng người đàn ông này sẽ không để ý. Về việc bài phỏng vấn này có "sơ suất" bị các tòa soạn báo bên ngoài đăng lại hay không, thi cô cũng không dám chắc chắn.

Trải qua một vài thủ tục kiểm tra an toàn rườm rà, Phùn Tân Hoa đã đưa được Bì Bì vào tới nhà kho.

Qua một chiếc tủ bày đồ sưu tầm rất lớn, anh ta chỉ về một bóng người ở cách đó không xa lắm, "Anh ấy đang ở bên kia, đi đi".

Không biết tại sao, Bì Bì bỗng nhiên có chút căng thẳng. Cô không lập tức rời bước, mà nấp sau chiếc tủ quan sát một lúc.

Nhìn từ phía sau, Hạ Lan Tịnh Đình còn rất trẻ. Mặc dù bên ngoài rất lạnh nhưng anh chỉ mặc độc chiếc áo sơ mi vải lanh rất mỏng, để lộ làn da trắng ngần. Thân hình anh hơi gầy nhưng không hề yếu ớt. Anh sạch sẽ hơn bất cứ người đàn ông nào Bì Bì đã từng gặp, nóng ấm sáng bóng như thể một viên bạch ngọc1 được người ta nâng niu ve vuốt nhiều năm vậy.

1 Dương chi bạch ngọc, hay còn gọi là Bahcj ngọc hoặc Dương chỉ ngọc, là thượng phảm trong các loại nhuyễn ngọc (tức là chỉ khoáng vật silicate có giá trị trong ngọc, những tinh thể khoáng vật đó nhỏ bé kết hợp đan xen vào nhau tạo thành một cấu trúc hoàn chỉnh), vô cùng quý giá.

Nhà kho được tạo thành bởi từng nhóm tủ lưu trữ đồ. Không gian rất lớn, khoảng không rộng rãi ở giữa có bày chiếc bàn vuông và ghế bành theo phong cách cổ. Bốn phía xung quanh đặt tản mạn những bộ bàn ghế khắc hoa văn hình rồng kiểu dáng trangnhax dùng để tiến hành nghiên cứu. Hạ Lan Tịnh Đình đang ngồi trên chiếc ghế tựa kê sát cửa sổ, tay cầm bút chì, nhẹ nhàng phác họa lại trên giấy chiếc cốc ngọc khắc hoa được đặt trên bàn trà gỗ lim. Ngoài chiếc cốc ngọc ra, trên bàn trà còn có một chiếc kính lúp, kính lọc ánh sáng và một chiếc đèn tụ quang cỡ chỉ bằng một điếu xì gà.

Bỗng nhiên, Bì Bì lại cảm nhận thấy mùi dương xỉ ở trong rừng sâu giống như ban sáng. Chợt giật mình, cô phát hiện bóng lưng Hạ Lan Tịnh Đình thình lình rùng mình một cái, nhanh chóng lấy từ trong túi áo ra một chiếc kính râm rồi đeo lên, sau đó quay người, nhìn Bì Bì.

Không đợi anh lên tiếng, Bì Bì vội nói: "Chào buổi tối, ngài Hạ Lan. Trận tuyết hôm nay thật lớn, phải không? Có khi đây là trận tuyết lớn nhất nơi đây trong vòng trăm năm đổ lại mất! Thật không ngờ có thể gặp được ngài ở đây. Ồ, quên mất không tự giới thiệu, tôi là một sinh viên nhỏ bé không có gì đáng nói, là người rất ngưỡng mộ ngài và rất đam mê cổ ngọc".

Nói vội quá, Bì Bì chỉ cảm thấy môi lưỡi khô khốc, không kìm được muốn xem phản ứng của Hạ Lan Tịnh Đình thế nào.

Thế nhưng, Hạ Lan Tịnh Đình không hề có phản ứng gì.

Quan Bì Bì thầm nghĩ, nếu như người này bỏ kính râm xuống, chắc chắn sẽ rất đẹp trai, đảm bảo bộ dạng sẽ không quỷ dị như bây giờ, khóe môi khẽ cong, để lộ nụ cười như có như không, mang ý giễu cợt.

Cô cảm thấy mình thật khó có thể hình dung người đàn ông này có liên quan đến Mười tin văn hóa hay nhất năm nay. Ít nhất nhìn từ góc độ phỏng vấn, thật là quá nhiều khó khăn, chứ chưa nói đến người này thực ra có đáng được phỏng vấn hay không.

Nhưng, ước mơ của cô không thể sụp đổ trong tích tắc như thế này được!

Ánh mắt cô khẽ chuyển, cúi người nhìn chiếc cốc ngọc: "Ôi! Chiếc cốc ngọc này thật tinh xảo! Nó có từ thời Hán ư? Nhìn những hoa văn này, chắc là họa tiết Vân Lôi2 rồi? Những chiếc cốc ngọc có tay cầm như thế giờ rất hiếm thấy! Nhìn thoáng qua thật giống cốc bia của Ireland. Ngài Hạ Lan, tôi có thể thỉnh giáo ngài một vài vấn đề không? Bây giờ hơi muộn, không làm phiền gì ngài chứ? Ngài có thể giải thích tỉ mỉ giúp tôi một chút thế nào là ngọc Tân sơn3 ? Thế nào là ngọc Lão sơn4 ? Còn nữa, làm thế nào để xác định được đâu là cổ ngọc và đâu là đồ giả? Ồ... cái kính lúp này của ngài thật xinh xắn, phóng to bao nhiêu lần vậy? Có thể thu nhỏ lại được không?".

2 Một họa tiết cổ thời Hán, thường có ở đồ gốm sứ.

3 Ngọc Tân sơn: Hay còn được gọi là Tụ nham ngọc hoặc Tụ ngọc, tức là ngọc hình thành trong hang núi.

4 Ngọc Lão sơn: Chính là Hòa Điền ngọc, một trong những loại nhuyễn ngọc, sinh ra ở đất ngọc Hòa Điền, thuộc khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc.

Mặc dù có một màn mở đầu vô cùng ồn ào, nhưng Bì Bì lại bị giật mình bởi khả năng diễn xuất vụng về của bản thân. Cô có chút hoài nghi không biết liệu mình có khả năng làm một nhà báo không?

Hồi lâu không thấy lên tiếng, một lúc sau Hạ Lan Tịnh Đình mới từ từ hỏi: "Cô là...".

"Tôi là Quan Bì Bì, sinh viên tốt nghiệp trường Đại học T", cô nhiệt tình bắt tay anh, "Rất vui được làm quen với ngài, xin ngài giúp đỡ!".

Tay họ vừa chạm nhau, bất hcowjt Bì Bì cảm thấy buồn nôn, vừa may cô nhìn thấy một ống nhổ bên cạnh, liền nôn vào ống nhổ đó. Vừa nôn cô vừa xin lỗi, "Xin lỗi, tôi nghĩ mình đã ăn phải đồ ăn hỏng rồi...".

Hạ Lan Tịnh Đình lặng lẽ nhìn cô nôn xong, không nói lời nào, đột nhiên nhanh chóng kéo cô ra khỏi nhà kho, đi thẳng đến phòng làm việc của mình, rồi đưa cho cô cốc nước.

"... Gần đây tôi có chút vấn đề về dạ dày", khuôn mặt Quan Bì Bì đã trở nên tái nhợt vì nôn, nhưng để hoàn thành nhiệm vụ, cô vẫn miễn cưỡng cười với người đàn ông đối diện.

"Giờ đã khá hơn chút nào chưa?", anh không hề nở nụ cười, không bị bất cứ thứ gì tác động tới.

"Đỡ, đỡ hơn một chút rồi."

"Một năm thu nhập của cô là bao nhiêu?"

"Hả? Thu nhập?"

"Chúng ta phải bàn một chút về vấn đề bồi thường."

"Bồi thường?", Bì Bì chẳng hiểu ra sao, "Bồi thường cái gì?".

"Vừa rồi có phải cô đã nôn không?"

"Đúng vậy."

"Cô nôn vào đâu nhỉ?"

"Vào một ống nhổ."

"Thứ nhất, đó không phải là ống nhổ. Thứ hai, cứ cho là ống nhổ thì nó cũng là chiếc ống nhổ từ thời nhà Thương", Hạ Lan Tịnh Đình cười lạnh, "Cô có biết sức ăn mòn của dịch vị con người đối với đồ đồng đen đến mức nào không?".

"Ồ...", Bì Bì lập tức run lên cầm cập. Thế nhưng vẫn cảm thấy buồn nôn, cô bèn cúi đầu nhìn xung quanh kiếm tìm ống nhổ. Quả nhiên cô đã tìm thấy một chiếc ống nhổ trên mặt đất ở bên cạnh bàn, đang muốn nôn thì bất chợt trông thấy hoa văn được khắc trên đó, cái đế lấp lánh sánh sáng, hai bên còn khắc hình rồng, như thể vàng ròng vậy, cô đành nuốt lại những thứ muốn nôn ra vào dạ dày: "... Xin hỏi, cái ống nhổ này là thuộc thời nào?".

"Thời Đường."

"Cái... cái này thì sao?", cô chỉ về một bình hoa sứ men xanh.

"Thời Nguyên."

Sau đó cô nhìn thấy trên bàn trong phòng làm việc của anh có để một cái bát to, có lẽ dùng để rửa bút, hình dáng đơn giản, ước chừng không đắt, bèn vội vàng cầm lên tay. Không ngờ chỉ trong một giây, cái bát đó đã được Hạ Lan Tịnh Đình cướp lại, "Đừng động vào thứ này, đây cũng từ thời Đường đó".

Bì Bì thực sự gấp gáp, giậm giậm chân, không buồn để ý đến mọi chuyện, kêu lên với anh: "Ngài Hạ Lan! Tôi muốn nôn quá,ngài phải tìm thứ gì đó cho tôi nôn đi!".

Hạ Lan Tịnh Đình nhìn cô, cười mà như không cười, nói: "Tại sao cô không nôn trực tiếp xuống đất?".
 

Bình luận facebook

Bạn đã đọc chưa

Mê tình: Vạn kiếp yêu em
Trường Sinh Bất Tử (vạn Kiếp Yêu)
Vạn Tộc Chi Kiếp
  • Lão Ưng Cật Tiểu Kê
VẠN TỘC CHI KIẾP
  • Lão Ưng Cật Tiểu Kê
[Tiên hiệp] Vạn kiếp huyết tinh
Ngàn Vạn Thứ Nhu Tình
  • Xuân Phong Lựu Hỏa
Chương 55

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom