• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.ME SANG VIETWRITER.VIP TỪ NGÀY 1/4

Hot Thái Tử yêu nghiệt - Sở Kỳ (1 Viewer)

  • Chương 12: Lời thơ chấn động kinh đô

Sở Kỳ khoanh tay nhìn Triệu Dung, nhàn nhạt nói: "Nếu Triệu đại nhân nghi ngờ, ông có thể xem qua các điển cố, xem xem trong sách nào có bài thơ của ta? Nếu các ông tìm được, coi như là ta thua".

Triệu Dung và Liễu Thư Đồng đều là những bậc thầy văn học nổi tiếng của Sở Quốc, bọn họ đã đọc qua vô số thơ và sách.

Nhưng mà trong tâm trí của bọn họ, bọn họ quả thực chưa bao giờ được nghe bài thơ này.

Cho nên dù không tin Sở Kỳ thật sự có thể viết ra những câu thơ như vậy, nhưng trước mắt, bọn họ không thể đưa ra chứng cứ, cũng chỉ có thể nhận xui xẻo.

Thấy bọn họ không nói chuyện, khóe miệng Sở Kỳ hơi cong lên: "Hai vị đại nhân, bây giờ đến lượt hai ông rồi, đọc kiệt tác của mình đi".

Triệu Dung và Liễu Thư Đồng đưa mắt nhìn nhau, sắc mặt càng trở nên khó coi hơn, thở dài: "Thái tử điện hạ có thể sáng tác ra những câu thơ thiên cổ như vậy, thơ do hai chúng thần viết, sao dám mang ra ngoài để mất hết thể diện chứ? Thái tử điện hạ có tài năng uyên bác, hai người chúng thần xin nhận thua!"

"Nhận thua không thành vấn đề", Sở Kỳ vỗ vào vai hai người, đặc biệt nhắc nhở: "Chỉ là, ngàn vạn lần đừng quên vụ cá cược trước đó".

"Cái này..."

"Hửm? Sao, chẳng lẽ hai vị đại nhân muốn chơi xỏ lá? Hàng Uyển, chuẩn bị----".

Đột nhiên, Sở Kỳ hét lớn, hai người sợ tới mức liên tục lắc đầu xua tay: "Không không, điện hạ hiểu lầm rồi! Thần đi, bây giờ đi, bây giờ đi..."

Hai người đưa mắt nhìn nhau, trên mặt tràn ngập vẻ chua xót.

"Hừ!"

Sở Kỳ lạnh lùng quét mắt nhìn hai người bọn họ, lúc này mới ngoắc tay gọi: "Tam Đức Tử!"

Tam Đức Tử vội vàng chạy tới, quỳ xuống đáp: "Có nô tài!"

"Ngươi dẫn hai vị đại nhân đi chế buồm, giám sát diễu hành, ngươi cần phải thấy bọn họ đi hết 12 con đường lớn của kinh đô. Nếu thiếu một bước, ta sẽ hỏi tội ngươi!"

"Nô tài nhận lệnh!"

Tam Đức Tử đứng dậy, cậu ta làm động tác mời Triệu Dung và Liễu Thư Đồng, cười hì hì: "Hai vị đại nhân, mời".

Triệu Dung và Liễu Thư Đồng chỉ có thể cắn cắn răng, cúi đầu xuống, đi theo Tam Đức Tử rời khỏi đại sảnh.

...

Trên con đường lớn nhất ở kinh đô, Triệu Dung và Liễu Thư Đồng mỗi người cầm một cánh buồm lớn, trên cánh buồm đó có bài thơ "Mẫn nông" do Sở Kỳ sáng tác, hai người vừa đi vừa phải đọc to bài thơ này.

Về phần Tam Đức Tử, cậu ta lại âm thầm nhận lệnh của Sở Kỳ, đi theo phía sau giám sát hai người Trần Dung và Liễu Thư Đồng, đồng thời, cậu ta còn không ngừng giải thích cho người qua đường vây xem rằng Triệu đại nhân và Liễu đại nhân này đã thua trong cuộc thi đấu thơ với thái tử điện hạ, bị phạt cầm buồm diễu hành khắp 12 con đường lớn ở kinh đô.

Bằng cách này, người dân ở kinh đô liền biết rằng đương kim thái tử điện hạ đã sáng tác ra bài thơ "Mẫn nông".

Một số người dân nghèo nghe được, họ cũng bật khóc giống như đám cung nữ thái giám trong phủ thái tử.

Ngày càng có nhiều người đến xem, thậm chí có một số tài tử có tiếng trong kinh đô sau khi nghe tin cũng đến, đi theo sau Triệu Dung và Liễu Thư Đồng đang đọc bài thơ của Sở Kỳ.

Điều này cũng khiến Triệu Dung và Liễu Thư Đồng xấu hổ muốn tìm lỗ chui xuống.

"Liễu huynh, sự sỉ nhục mà chúng ta đang phải chịu đựng sẽ sớm trở thành nỗi sỉ nhục của tên ngốc đó".

Mặt Triệu Dung tràn ngập vẻ u ám, ông ta thấp giọng nói với Liễu Thư Đồng.

Liễu Thư Đồng nói bằng vẻ mặt khó hiểu: "Triệu huynh có ý gì?"

"Tên ngốc này đang tự tìm đường chết! Không biết hắn sao chép bài thơ này từ đâu, lừa gạt hai người chúng ta, giả vờ là tự mình sáng tác. Chúng ta chưa từng đọc qua bài thơ này, nhưng tôi không tin tài tử trong khắp kinh đô này, không có một ai từng thấy bài thơ này!"

"Triệu huynh, ý ông là?"

"Liễu huynh, tên đó ngu si đần độn mười mấy năm, ông thật sự cho rằng hắn có thể viết ra kiệt tác ngàn đời như vậy sao?"

Liễu Thư Đồng khẽ gật đầu, hiển nhiên ông ta cũng đồng tình với cách nói của Triệu Dung.

Bây giờ, chỉ cần ai đó có thể đứng ra vạch trần thái tử điện hạ đạo thơ của người khác, bọn họ liền có thể chuyển bại thành thắng!

Chỉ tiếc rằng, bọn họ không thể đợi đến thời khắc đó.

...

Khi Triệu Dung và Liễu Thư Đồng cầm buồm diễu hành, chuyện đấu thơ trong phủ thái tử cũng nhanh chóng truyền ra khắp kinh đô.

Ngay cả một đứa trẻ ba tuổi cũng biết, tế tửu Quốc Tử Giám và sinh viên Văn Uyên Các đấu thơ với đương kim thái tử điện hạ, kết quả hai người thua thái tử.

Trong khoảng thời gian ngắn, danh tiếng của Sở Kỳ đã lan rộng ra khắp phố lớn ngõ nhỏ ở kinh đô.

Đặc biệt là bài thơ "Mẫn nông" còn được dân nghèo truyền miệng, người người ca ngợi tấm lòng nhân hậu của thái tử, có thể hiểu được nỗi khó khăn vất vả của bách tính.

Có đôi khi, dân chúng cũng không cần quá nhiều sự quan tâm thiết thực, chỉ cần để cho bọn họ biết, đương kim bệ hạ hoặc là đương kim thái tử có thể hiểu được nỗi thống khổ của bọn họ, bọn họ đã cảm kích lắm rồi.

Sở Kỳ vốn định dùng bài thơ này để đánh bóng tên tuổi ở kinh đô, khiến cho các thế lực bốn phương chưa dính đến đại hoàng tử và tứ hoàng tử chú ý đến vị thái tử mới là hắn.

Nhưng hắn lại không ngờ rằng, trong khi bài thơ chấn động khắp kinh đô, hắn bất ngờ nhận được rất nhiều sự ủng hộ của mọi người!

...

Sở Quốc, phủ An quốc công.

An Như Sơn- An quốc công tuổi gần năm mươi đang ngồi trong đại sảnh, trên tay ông ta cầm một tờ giấy, trên mặt vừa có chút tức giận vừa có chút bất ngờ.

Đám người hầu bên cạnh đều sợ hãi không dám lên tiếng.

Tính tình của An Như Sơn này có tiếng nóng nảy.

Hồi trẻ ông ta theo Sở Hoàng chinh chiến khắp thiên hạ, giúp Sở Hoàng đánh thắng nhiều trận chiến, mãi đến khi tình hình trong thiên hạ dần dần ổn định, sau khi thành lập Sở Quốc, Sở Hoàng mới thu lại binh quyền của ông ta, phong ông ta là An quốc công, ở lại kinh đô hưởng phúc.

Sở Hoàng lo rằng vừa mới lập quốc đã lấy đi binh quyền của công thần dựng nước, làm rét lạnh lòng cựu thần. Cho nên, không lâu sau khi Sở Kỳ được sinh ra, Sở Hoàng liền lập ra hôn ước giữa Sở Kỳ và An Tri Ngữ-con gái An Như Sơn, coi đây là ràng buộc, chỉ đợi Sở Kỳ trưởng thành, bọn họ liền có thể thành hôn.

Không ngờ thế sự thay đổi, khi Sở Kỳ ba tuổi đột nhiên đổ bệnh nặng.

Từ đó về sau, thái tử biến thành người ngu si đần độn, hơn nữa còn ngây ngốc tận mười mấy năm.

Những năm qua, An Như Sơn đã nhiều lần bày tỏ ý kiến với Sở Hoàng, nói bóng nói gió muốn loại bỏ hôn ước giữa Sở Kỳ và An Tri Ngữ.

Nhưng Sở Hoàng là người như thế nào?

Sở Kỳ là đương kim thái tử, nếu thực sự bị người khác từ hôn, vậy chẳng phải là trở thành trò cười cho thiên hạ sao?

Vì vậy, mỗi khi An Như Sơn chuẩn bị mở miệng nói chuyện, Sở Hoàng liền tìm lý do để thoái thác.

Mắt thấy Sở Kỳ sắp đến tuổi trưởng thành, An Như Sơn hiếm muộn mãi mới có một mụn con gái, sao ông ta có thể gả viên minh châu quý giá của mình cho một tên ngốc suốt ngày chỉ biết chơi dế chứ?

Vì vậy ông ta luôn tìm cách để giải trừ cuộc hôn nhân này.

Nhưng ông ta chưa kịp ra tay thì nghe tin Sở Kỳ ngã ngựa, lâm vào thế nguy.

Vốn tưởng rằng có người khác ra tay, chỉ cần Sở Kỳ chết hoặc tàn phế, hôn sự này sẽ được xóa bỏ.

Nhưng không ngờ rằng, khi tất cả mọi người đều mong chờ hắn chết, Sở Kỳ lại sống lại.

Khi An Như Sơn đang nghĩ cách để thuyết phục Sở Kỳ, kêu hắn cho con gái ông ta một con đường sống thì tin tức Sở Kỳ đấu thơ với hai vị đại nhân trong phủ thái tử nhanh chóng lan truyền đến phủ An quốc công.

Lúc này, thứ mà An Như Sơn cầm trong tay chính là bài thơ "Mẫn nông" do Sở Kỳ sáng tác.

Mặc dù xuất thân từ quân ngũ, không được đọc nhiều thơ ca, nhưng ông ta cũng có thể nhìn ra ý nghĩa thực sự của bài thơ, nói ra nỗi thống khổ của nhân dân.

Trong lúc nhất thời, thái độ của An Như Sơn đối với Sở Kỳ có chút thay đổi.

Nhưng bởi vì như vậy, ông ta mới có chút bất lực.

Cứ như vậy, hôn sự giữa thái tử và con gái ông ta, sợ rằng không có cơ hội cứu vãn...
 

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom