• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.ME SANG VIETWRITER.INFO TỪ NGÀY 1/4

PHẦN THƯỞNG KHÔNG CHỜ ĐỢI (1 Viewer)

Advertisement
Advertisement

Thanh Vân

Tác giả VW
Tác giả
Thanh Vân
Thể loại
Truyện ngắn
Tình trạng
Hoàn thành
Lượt đọc
684
Cập nhật
Phần Thưởng Không Chờ Đợi
Còn cách đến năm mươi thước đèn hiệu trên đường đã chuyển qua màu vàng. Nguyễn Phương cho xe chạy chậm lại vừa đúng lúc đèn đổi qua màu đỏ.
Phương biết rằng lần này chàng phải lái xe thật cẩn thận. Giờ phút này không cho phép chàng gây nên tai nạn dù không quan trọng. Thật ra thì Phương cũng không sợ bị cảnh sát tìm ra xác vợ chàng đang bị nhét trong thùng xe. Chàng biết là dù có tai nạn xảy ra cũng không ai nghĩ đến chuyện mở thùng xe ra soát. Nếu cảnh sát có đến, họ cũng chỉ cố tìm ra lý do gây tai nạn, có lẽ sẽ kiểm soát xem người lái có say rượu hay không, mà giờ này thì Nguyễn Phương tỉnh còn hơn chim sáo. Ít ra là lúc này.
Chàng kiên nhẫn chờ đèn xanh bật lên rồi mới cho xe chạy lại. Một tai nạn xảy ra lúc này không có gì đáng để ý thật nhưng cảnh sát sẽ lấy số xe của chàng, đó là chuyện mà Nguyễn Phương không thể nào để cho xảy ra được, nhất là vào giờ phút này.
Trên đường Capitol, chàng cho xe chạy với tốc độ bốn mươi cây số một giờ đúng như luật định, đến đường số 7 chàng cẩn thận lách qua bên trái, bật đèn hiệu xong quẹo vào xa lộ 32.
Vào lúc bảy giờ ba mươi chiều hôm đó xa lộ thật ít xe qua lại. Mặt trăng lạnh lẻo soi sáng hai bên đường. Mổi lần Phương vượt một chiếc xe nào, chàng đều chớp đèn hiệu.
Phải mất đến mười lăm phút Phương mới đến được khu rừng nhỏ nằm cạnh xa lộ.Tất cả đều sẳn sàng. Cái hố để chon - chàng đào sẳn từ tối chủ nhật- đang chờ Thu Thủy.
Tất nhiên sự mất tích của vợ chàng sẻ làm cảnh sát nghi ngờ. Đó là nghề nghiệp của họ, chàng không thắc mắc lắm. Nhưng chàng sẽ có cách làm cho họ tin là vợ chàng bỏ chàng và đã cuốn gói đi khỏi nhà trong khi chàng đi làm việc.
Nguyễn Phương đã tưởng tượng ra trước những câu hỏi mà cảnh sát sẽ hỏi chàng. Chuyện sẽ xảy ra vào mười giờ sáng ngày mai sau khi chàng ra khỏi khám đường.
Khi đó chắc chắn chàng sẽ đang bị ngầy ngật vì cơn say rượu tối hôm trước và chàng phải uống cà phê đen đậm để tỉnh táo trở lại.
Chàng sẽ nói:
- Hồi nảy khi về nhà tôi để ý thấy giường vợ tôi vẩn còn nguyên...
- Người cảnh sát sẽ suy nghĩ về chi tiết đó và trả lòi:
- Biết đâu bà nhà đã làm lại giường và đi ra ngoài có việc cần?
- Phương sẻ lưỡng lự trước khi trả lời:
- ...Tại vì ... vợ tôi thường ngủ dậy rất trễ, đến quá trưa hay một giờ chiều...
Người cảnh sát đã có một ý niệm về vợ chàng, và có lẻ hiểu tại sao chàng lại gọi cảnh sát một cách cấp tốc như vậy.
-Bộ ông gọi ngay cho chúng tôi à?
- Độ năm phút sau khi không thấy vợ tôi ở nhà. Trước đó tôi nghỉ chắc vợ tôi ngủ ở nhà bà chị của bà, chuyện đó vẩn thường xảy ra luôn nhưng chị bà ta trả lời là đã không gặp vợ tôi từ hai ngày nay rồi.
-Ông có gọi điện thoại cho người nào khác nữa hay không?
-Không. Thu Thủy rất ít bạn... có thể nói là không có bạn thì đúng hơn. Tôi đã nghỉ đến chuyện gọi các bệnh viện để hỏi thăm nhưng nhìn cái danh sách dài dằng dặc, tôi lại ngại. Tôi nghỉ tốt hơn hết là gọi cảnh sát vì nếu có tai nạn xảy ra các ông là người biết trước nhất.
Người cảnh sát nhìn lại cuốn sổ tay:
-Sáng nay ông về nhà vào lúc chín giờ rưỡi phải không? Bộ ông làm ca đêm hay sao?
-Không, tôi làm việc từ bốn giờ chiều đến nửa đêm.
Nguyễn Phương sẽ làm mặt ngại ngùng xong nói thật:
-Tôi ở bót cảnh sát mới ra chừng một tiếng đồng hồ...
Người cảnh sát sẻ nhún vai chờ nghe. Phương giải thích:
-Mười hai giờ rời sở làm tôi đã ghé lại một quán rượu...
Người cảnh sát chờ đợi:
-Rồi sao nữa?
-Tôi hơi quá chén. Khi lên xe về nhà, tôi đụng phải một chiếc xe đậu sẵn từ bao giờ, cách quán rượu chừng ba trăm thước.
Rồi Phương sẽ làm bộ giận dữ:
-Đây là lần đầu tiên trong đời tôi gây ra tai nạn.Tôi chưa hề bị phạt lần nào. Vậy mà cảnh sát vẫn nhốt tôi cho đến chín giờ sáng hôm nay.
Người cảnh sát chắc chẳng ngại ngùng gì mà không trả lời ngay bằng một giọng khô khan:
-Ở thành phố này chúng tôi giữ qua đêm tất cả những người say rượu mà lái xe. Như vậy họ sẻ có đủ thời gian để trở lại tỉnh táo trước khi cầm lại tay lái.
Đó là chuyện mà Nguyễn Phương đã rỏ từ lâu-và chàng đã nhắm vào đó để hành động- Dù vậy, chàng vẫn giữ khuôn mặt ngạc nhiên vì hoàn cảnh bắt vậy!
Người cảnh sát sẽ xin phép quan sát căn phòng ngủ. Ông ta sẻ để ý đến hai cái giường đôi và sẻ nhìn vô cái tủ áo trống trơn.
Phương cũng sẽ tỏ vẻ ngạc nhiên tột cùng:
- Áo quần bà ấy đi đâu hết trơn rồi?
Ông ta cũng sẽ để ý là hai cái vali tốt nhất cũng không còn trong tủ.
-Lần cuối cùng ông trông thấy bà nhà, bà ấy ăn mặc ra làm sao?
Phương làm bộ suy nghỉ.

-Chuyện này chắc tôi không giúp ông được chút nào. Khi tôi rời nhà bà ấy còn mặc đồ ngủ, lúc ấy khoảng ba giờ mười lăm chiều.
Ông có chuyện xích mích gì với vợ ông hay không?
Nguyễn Phương thật lòng rất sung sướng nếu chàng nói được sự thật với cảnh sát. Chuyện ấy sẽ giải thích sự mất tích của vợ chàng. Dù vậy, chàng vẫn làm bộ ngập ngừng và làm như bị bắt buộc phải trả lời:
-Thì cũng có, như các cặp vợ chồng khác thôi... cho đến ngày...
Chàng ngừng lại làm như mới nghỉ ra điều gì:
-Rồi sao?
-Để tôi nói cho ông nghe. Cách đây sáu tháng, một người trưởng toán nghỉ việc. Thu Thủy, và tôi nửa, nghỉ rằng, với sự thâm niên về kinh nghiệm của tôi... nghĩa là chúng tôi đã mơ ước không đúng. Nếu sự ấy xảy ra, tôi sẽ được tăng lương rất nhiều.
-Bộ vợ ông thất vọng lắm sao?
-Tôi nghĩ vậy!
-Bà ấy có trách móc gì ông không?
Nguyễn Phương không trả lời nhưng nhìn mặt chàng ông ta cũng đoán được sự gì đã xảy ra.
Nguyễn Phương nhớ lại sự thất vọng lớn lao của chàng khi chuyện thăng chức đó vuột khỏi tay chàng. Người trưởng phòng nhân viên chắc cũng cảm thấy có lỗi nên kéo chàng ra một chỗ vắng để giải thích. Ông ta nói ông trưởng phòng của chàng nói ông ta cần một người xông xáo, có thể ra lệnh, có thể nhận lảnh trách nhiệm. Hồ sơ của Nguyễn Phuong, mặc dù rất tốt nhưng...
Ông trưởng phòng nhân viên nở nụ cười gượng gạo:
-Anh Phương, anh biết không... anh thiếu sự “nổi bật”. Làm như anh chìm trong đám đông, chẳng ai để ý đến anh hết.
Ông ta mong Phương hiểu điều ông ta muốn nói và không còn trách ông nữa.
Nguyễn Phương cho xe chạy chậm lại và quẹo vào một con đường nhỏ đầy đá sỏi. Chàng cho xe chạy thêm tám trăm thước nữa rồi đậu lại dưới một gốc cây đa thật lớn. Phải vất vả lắm chàng mới đem được xác của Thủy ra khỏi thùng xe, rồi kéo nó đến gần miệng hố. Xong chàng trở lại xe, lấy ra cái xuổng xúc đất và hai chiếc va li.

Thu Thuỷ đã có một cái chết nhẹ nhàng. Nàng không đáng được đối xử như vậy nhưng Nguyễn Phương muốn công việc của chàng thật êm xuôi và không để lại dấu vết gì.
Chàng đã phải để dành từng viên thuốc ngủ mà vợ chàng cất ở tủ thuốc trong phòng tắm. Chàng phải chờ đợi thật lâu nhưng chàng muốn có đủ số thuốc cần dùng để có thể thành công ngay trong lần hành động đầu tiên.
Sáng hôm nay chàng đã cho hết số thuốc ngủ vào trong chai rượu cognac mà Thu Thủy cất trong tủ lạnh.
Buổi trưa,vào lúc ba giờ thiếu mười lăm, bà ta đã uống một ly trộn với soda. Mỗi ngày vợ chàng đều bắt đầu uống vào giờ đó trong lúc Nguyễn Phương đang bận rộn trong bếp để sửa soạn đồ ăn đem theo. Khi nàng uống ngụm rượu đầu tiên, Phương không làm sao che dấu được sự vui sướng và nửa giờ sau, khi chàng ra khỏi nhà để đi làm thì vợ chàng đã uống đến ly thứ hai.
Nguyễn Phương sắp lại những bụi cây về chỗ cũ và cẩn thận san bằng mặt đất. Dưới ánh trăng chàng ngắm lại tác phẩm cũa mình rồi mỉm cười mản nguyện.
Thu Thủy và hai chiếc va li đã biến mất trên đời. Chàng rửa sạch sẽ cái xuổng xúc đất xong bước lên xe. Chàng cho xe chạy và tìm lối ra đường.
Hai vợ chồng chàng lấy nhau đã mười năm. Mỗi năm trôi qua dài như một thế kỷ với những đòi hỏi vô lý và những lời than thở nhức óc của vợ chàng. Nhưng dù sao, Nguyễn Phương với ý thức trách nhiệm vẫn mơ đến một ngày sáng sủa hơn. Chỉ sau khi vụ thăng cấp hụt chàng mới nghỉ đến vấn đề ly dị vì từ ngày đó Thu Thủy trở nên hung dữ và hỗn hào hơn khi nào hết.
Đối với Nguyễn Phương, sự kiện này như hồi chuông báo tử cho cuộc hôn nhân giữa hai vợ chồng. Nhưng khổ nổi, Thu Thủy không muốn nghe đến chuyện ly dị. Có lẻ nàng biết rằng nàng không thể nào tìm được một người đàn ông khác bằng lòng chấp nhận sự lười biếng và ham mê uống rượu của nàng.
Đến ngả ba, Phương dừng lại ở bảng Stop, xong cho xe chạy vào xa lộ 32.
Chắc người cảnh sát sẻ điều tra thật cẩn thận. Khi ông ta biết Thu Thủy không có mặt ở bệnh viện nào cả, ông ta sẻ lại đặt những câu hỏi tế nhị hơn:
-Ông Phương này, bà nhà có bảo hiểm sinh mạng không?
Phương sẽ lắc đầu:
-Không. Bà ấy nói việc đó vô ích. Trái lại, phần tôi có đến hai cái bảo hiểm trị giá hơn một trăm ngàn đô la.
Người cảnh sát sẽ ghi “không có bảo hiểm” vào trong sổ tay của ông ta.
-Ông nói với tôi là ông làm việc từ bốn giờ chiều đến mười hai giờ khuya?
-Vâng- Phương lựa chọn kỹ càng từng chữ một để trả lời-Nhưng thường thường tôi ra khỏi nhà vào lúc ba giờ mười lăm chiều. Chỉ cần nửa giờ lái xe là đã đến sở nhưng tôi không muốn đến trễ vì sân đậu xe sẽ bị khóa lại.
Người cảnh sát sẽ muốn biết thêm về chuyện đó:
-Sân đậu xe nào?
-Sân của công ty. Nó rất rộng và được bao quanh bằng một cái hàng rào cao hai thước rưởi. Mấy năm trước đây đã xảy ra nhiều vụ mất xe trong khi nhân viên làm việc. Sau đó công ty bao sân đậu xe bằng một hàng rào sắt.Người ta cho khóa các cửa lại chừng mười hay mười lăm phút sau khi đổi phiên làm việc của mỗi nhóm.
- Nếu ông đến sở sau giờ đó thì sao?
-Thì ráng kiếm một chỗ đậu xe ở ngoài vậy!
Nếu gặp người cảnh sát cẩn thận hơn, ông ta sẻ hỏi tiếp:
-Sân đậu xe có bao nhiêu cửa ra vào?
-Có hai cửa, một ở phía Bắc và một ở phía Nam bải đậu xe. Mổi cửa đều có hai chiều để xe cộ ra vào được dể dàng.
-Vậy thì xe của ông đã đậu trong bãi từ bốn giờ chiều đến mười hai giờ khuya?
-Đúng vậy, vì tôi làm việc giờ đó!
Người cảnh sát sẽ hỏi bằng một giọng không lấy làm quan trọng lắm:
-Một trong hai ông gác dan có thể nào làm chứng là ông đã để xe trong bải mà không phải để ngoài đường hay không?
Phương sẻ làm bộ suy nghỉ:
-Khi nào tôi cũng đi vào bằng cửa phía Nam. Ông Thu gác ở đó. Ông ta sẻ nhìn ra tôi ngay. Chúng tôi quen nhau mà!
Chuyện này thì làm sao sai được. Nhất định Võ Thu sẻ nhớ Nguyễn Phương vì anh đã dừng lại để trả năm chục đô mà anh mượn Thu hôm trước. Chuyện tiền bạc thì làm sao quên được.
-Ví dụ như vì một chuyện gì đó anh phải ra trước khi đổi nhóm, như bị đau thình lình chẳng hạn, anh phải làm thế nào để lấy xe ra?
-Chỉ cần đến gặp một trong hai ông gác cửa. Ông ấy sẻ viết tên và số xe của tôi xong sẻ mở cửa (Phương sẽ cười nho nhỏ).
Phải cẩn thận như vậy để tránh người lạ leo tường vào và ăn cắp xe. Người ta muốn biết chắc bạn là chủ nhân của chiếc xe đem đi...
-Vậy thì cửa khi nào cũng có người gác hay sao?
-Đúng vậy!
Sự thật thì không hoàn toàn như vậy. Vỏ Thu phải luôn luôn có mặt ở cửa thật nhưng Phương biết rằng sau khi khóa cửa ông này thường qua bên cửa phía Nam nói chuyện với ông Phong. Theo ông Thu nghỉ thì nếu nhân viên nào muốn ra về trước giờ tan việc thì anh ta sẽ về bằng cửa phía Bắc. Cửa này vừa tiện vừa gần nơi làm việc.
Nhưng nếu cảnh sát hỏi thì chẳng bao giờ ông Thu lại thú nhận mình không có mặt ở nơi làm việc, phần ông Phong cũng sẽ không nói gì vì sợ bạn mình sẽ bị mất sở.
Ngày đó khi đi làm, Nguyễn Phương đã đậu xe của mình gần cửa phía Nam. Vào lúc bảy giờ chàng rời khỏi phòng làm việc. Sau khi biết chắc là ông Thu đang tán gẫu với ông Phong ở cửa phía Bắc thì chàng leo lên xe. Chàng đã nhẹ nhàng mở cổng xong đóng lại ngay khi ra khỏi sân.
Chắc gì cảnh sát cũng hỏi thêm:
- Ngoài hai người gác cửa, còn ai có chìa khóa nữa hay không?
- Chuyện đó thì tôi không biết được.
- Bộ không có chìa khóa phụ à?
Phương sẽ nhún vai:
- Chắc cũng có. Mấy ông gác cửa giấu đâu trong tủ của họ... hay chỗ nào đó chỉ có họ biết.
Thật ra thì ông Thu rất lơ đễnh về chuyện này. Nguyễn Phương đã đến gặp ông thật nhiều lần để biết rõ như vậy. Do đó một ngày kia Phương ý thức được rằng lấy một cái chìa khóa phụ thật quá dễ dàng. Và từ đó chàng đã định cách giết Thu Thủy.
Chàng có cái chìa khóa cửa cũng đến ba tháng nay rồi. Vậy mà hình như Vỏ Thu cũng không biết. Dù sao Nguyễn Phương nghĩ phải trả nó lại chỗ cũ nếu không có người kiểm soát thì cũng rắc rối.
Trên đường Capitol, Nguyễn Phương dừng lại nơi có đèn hiệu xong quẹo phải. Chàng chợt thấy cái xe nhỏ màu xám đi sau xe chàng cũng làm vậy.
Người cảnh sát sẻ còn hỏi thêm chàng:
- Ngày hôm qua ông không đem xe ra chứ?
- Không. Tôi đã nói với ông là tôi bận làm việc mà!
- Ông cho biết số xe của ông được không?
- C25-388
- Và công việc của ông ở sở làm?
- Tôi phụ trách tiếp tế vật dụng.
Người cảnh sát sẻ hỏi chi tiết.
-Tôi phải xem xét để nơi sản xuất dây chuyền không bị thiếu đồ. Ví dụ, có nơi nào đó thiếu một loại đinh nào thì tôi phải xuống ngay kho tiếp liệu để nói đem đến ngay.
-Vậy bổn phận của ông là phải đi khắp nơi để xem xét, bao nhiêu người có thể chứng minh là ông có mặt ở đó từ mười sáu giờ chiều đến mười hai giờ đêm?
-Nhiều lắm. Cả tá người.
Đó là điểm yếu nhất trong vụ này:không ai có thể ở hai nơi cùng một lúc .Nhưng Nguyễn Phương đã làm đủ cách để chiếm phần thắng về mình. Chàng đã cố gắng làm sao cho thật nhiều người nhìn thấy chàng vào lúc bảy giờ tối, sau đó chàng sẻ đi quanh nói chuyện với thật đông người vào lúc chín giờ.
Sự hổn độn thường xuyên và sự di chuyển qua lại của mọi người trong phòng là một điểm rất có lợi cho Phương; chàng cũng nghỉ là khi cần thiết,nhiều người quen cũa chàng cũng “sẻ nhớ có gặp chàng đâu đó vào lúc bảy hay chín giờ tối”, hay ít nhất họ cũng sẻ không tuyên bố một cách chắc chắn là có gặp chàng hay không vào thời gian đó.
-Ông là người duy nhất phụ trách về tiếp liệu hay sao?
-Không,có đến mười một người. Chúng tôi đều dưới quyền của ông trưởng nhóm Đặng Huy.
-Nếu ông vắng mặt khoản hai tiếng đồng hồ ông ấy có biết hay không?
-Nhất định là biết ngay - Nguyễn Phương sẻ vừa trả lời vừa cười lớn.
Thật ra thì chàng hoàn toàn tin tưởng trái ngược lại. Có chừng cả tá người vô ra trong phòng làm việc thì không thể nào ông Huy biết được đến sự vắng mặt chừng hai tiếng đồng hồ của Phương. Vả laị, chàng chỉ đi khỏi sở có chừng một tiếng rưởi vì có nửa giờ ăn cơm tối vào lúc đó.
Cho xe quẹo vào đường 20, chàng nhìn vào kính chiếu hậu, chiếc xe nhỏ màu xám vẩn bám theo chàng.
Nguyễn Phương nhíu mày.
-Sau khi ra khỏi chỗ làm việc, ông đã vào quán rượu hết bao nhiêu lâu?
-Gần một tiếng đồng hồ.
-Quán tên gì vậy?
-Quán Tre Xanh. Cách sở tôi chừng hai trăm thước.
-Chủ nhân quán rượu này sẽ thuật lại rành rẽ chuyện đó. Từ ngày Nguyễn Phương xây dựng kế hoạch giết vợ, chàng đến quán đó đều đều mổi tối sau khi tan sở để “uống một ly”. Người pha rượu hay nói chuyện với chàng.
Cảnh sát sẻ còn một câu hỏi quan trọng nửa:
-Theo ông biết thì người nào đã gặp vợ ông lần cuối cùng?
-Người thợ giặt ủi. Ông ta đem áo quần giặt xong đến và lấy đồ dơ đi. Khi dó vào khoản ba giờ chiều.
Người thợ này đều đến mỗi thứ hai vào lúc ba giờ chiều, vậy mà ngày hôm nay Nguyễn Phương đã thật nóng ruột khi chờ đợi ông ta.
Và bây giờ thì xong rồi! hết chuyện để tra hỏi. Đến đây thì cảnh sát khỏi cần hỏi thêm chi tiết gì nữa, tự họ tìm hiểu lấy một mình.
Người thợ giặt ủi đã gặp Thu Thủy vào lúc ba giờ trưa. Nguyễn Phương rời nhà vào lúc ba giờ mười lăm và đến bải đậu xe trước bốn giờ. Xe chàng nằm trong đó đến quá nửa đêm. Sau đó, chàng đến quán Tre Xanh. Vào lúc một giờ sáng chàng đụng xe và nằm trong khám đến chín giờ sáng hôm sau. Chàng đi thẳng về nhà và sau đó năm phút đã gọi cảnh sát.
Chàng không thể nào có đủ thời gian để giết vợ và thủ tiêu xác bà ấy. Nếu có chuyện giết người thì cái xác phải còn được giấu trong nhà. Chuyện đó có thể lắm.
Nguyễn Phương mỉm cười. Chắc cảnh sát sẻ lục soát nhà chàng.
Đến Greenfield, Nguyễn Phương bật đèn hiệu và quẹo phải. Chiếc xe nhỏ màu xám cũng làm y như chàng, nó chạy sau xe chàng chừng mười lăm thước.
Nguyễn Phương bắt đầu lo. Không hiểu có phải xe cảnh sát hay không? Mà tại sao lại theo dỏi chàng? Nguyễn Phương nhìn kim đồng hồ. Chàng chạy dưới mức tối đa, quá xa ở dướí là khác.
Khi dừng lại ở chổ đèn hiệu, chàng liếc kính chiếu hậu. Không, đây không phải là một xe tuần tiểu. Cái này thì chàng có thể chắc chắn. Nhưng nếu là một cảnh sát viên mặc thường phục thì sao đây? Phương vừa suy nghỉ vừa lo lắng. Không hiểu chiếc xe cũa chàng có chi trái luật hay không? hay chàng đã vô tình vượt đèn đỏ?
Chàng lắc đầu một cach giận dử. Nếu vậy thì anh cớm kia đã chận xe chàng lại rồi.
Chàng kín đáo ngoái đầu nhìn nhanh xe ở phía sau. Không, nhất định ông này không phải là nhân viên công lực. Mặc dù nhìn từ xa, Nguyễn Phương cũng nhận ngay ra như vậy.
Ngành cảnh sát không nhận những người quá nhỏ bé.
Khi đèn bật qua màu xanh, Phương cho xe chạy. Chàng quẹo ngay vào con dường đầu tiên. Chiếc xe xám cũng làm như chàng.
Nguyễn Phương bắt đầu lo sợ. Nếu đây là một vụ ăn cướp thì sao?
Có thể người trong xe kia chờ Phương ngừng lại ở một ngả tư tối tăm nào hoăc chờ Phương đi về đến nhà để cướp trong khi Phương cho xe vào nhà xe?
Nguyễn Phương chạy quanh khu phố để trở ra lại con đường Greenfield, một con đường nhiều đèn sáng hơn.
Chàng liếc nhanh vào kiếng chiếu hậu và thở ra một hơi nhẹ nhỏm. Chiếc xe xám không còn theo chàng nữa.
Chắc đây chỉ là một sự tình cờ, chiếc xe kia không có ý theo chàng.
Về lại bải đậu xe cũa sở, trong ánh sáng lờ mờ, Phương nhẹ nhàng mở cửa phía Nam. Chàng cho xe đậu xong bước xuống đi về phía Bắc để về lại phòng làm việc. hai ông Thu và Phong đang chơi cờ tướng.
Trong phòng,chẳng ai để ý đến sự hiện diện trở lại cũa Phương.Như mọi ngày khác, ông Huy đang nói diện thoại.
Ông đưa ngay cho Phương tờ giấy;
-Anh làm ngay việc này.
Chẳng ai biết đến sự vắng mặt của Phương. Chàng vội vàng nói:
-Vâng, tôi đi làm ngay đây.
***
Người đàn ông nhỏ bé đậu chiếc xe màu xám nhạt cạnh lề đường xong đi vào căn chung cư cao năm tầng. Ông ta lấy thang máy lên lầu ba xong cố len lỏi vào căn phòng dùng làm tòa soạn cho tờ nhật báo lớn nhất thành phố. Ông bước vội đến một bàn máy chữ còn trống. Ông đánh vào máy một dãy số được ông ghi lại trong một cuốn sổ nhỏ mà ông lấy từ túi chiếc áo ngoài ra. Ông cầm tờ giấy vừa được đánh máy xong đưa đến cho một trong những nhân viên tòa soạn đang làm việc. Ông này ngước đầu lên:
- Phải chi tôi được làm công việc của anh!
-Đừng ham anh ơi! Không có gì chán bằng phải đi theo xe người khác trong gần suốt nửa đêm đâu...
Người nhân viên tòa soạn nhìn vào tờ giấy:
-Ai là người sung sướng được trúng giải thưởng hai ngàn đô la ngày hôm nay đây?
Người đàn ông nhỏ bé chỉ vào một hàng chữ trong tờ giấy: Anh chàng này! Anh ta là người cuối cùng tôi đi theo trong suốt năm cây số, vậy mà anh ấy không phạm một lỗi nhỏ nào trong luật đi đường. Hay thật!
Người nhân viên tòa soạn mím môi:
-Tuần này dành cho người lái xe an toàn. Chúng ta sẽ đăng hết tất cả mấy số xe này lên báo. Anh hãy tìm ngay cho tôi chủ nhân của chiếc xe có số C25-388. Mình phải có một cuộc phỏng vấn sơ sài và một cái hình nữa để cho lên báo ngày hôm sau khi trao giải thưởng hai ngàn đô la cho anh ta....
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom