• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.ME SANG VIETWRITER.INFO TỪ NGÀY 1/4

Full VÌ SAO 'MÔN ĐĂNG HỘ ĐỐI' QUAN TRỌNG (1 Viewer)

Advertisement
Advertisement

Vietwriter OTP

๖ۣۜNora♀Nancy♕
Staff member
Moderator
Tác giả
Vy Trang
Tình trạng
Hoàn thành
Số chương
1
Nguồn
Theo sohu
Lượt đọc
117
Cập nhật
Bài viết của Chi Ca, một nhà nghiên cứu xã hội học Trung Quốc.
Gần đây tôi biết được câu chuyện này trên Weibo (mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc).
Cô gái và chàng trai yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên và tiến đến hôn nhân vài tháng sau đó. Sau vài ngày ở nhà chồng, cô gái cảm thấy hối hận về quyết định kết hôn vội vàng của mình khi chứng kiến cảnh bố chồng đối xử với mẹ chồng.
Ông bố chồng bán tạp hóa còn mẹ chồng đảm nhiệm ngày ba bữa cơm. Hàng ngày, dù mẹ chồng tất bật với lau dọn, nấu nướng, giặt giũ còn bố chồng chỉ biết ngồi uống trà và đọc báo. Bà mẹ chồng bị đau lưng nhưng không bao giờ được hỏi han, ông chỉ la mắng mỗi khi bà làm việc chậm hoặc không làm ông hài lòng.
Sau khi rời khỏi nhà bố mẹ, cô gái nói rằng cảm thấy bố chồng quá đáng. Chàng trai trừng mắt: "Bố là người kiếm ra tiền nên có quyền như vậy". Câu trả lời khiến cô gái ngỡ ngàng.
Khi cô gái và chàng trai bắt đầu sống chung, cô cảm thấy mình là hình bóng của người mẹ chồng khi một mình làm việc nhà mà không có sự giúp đỡ của chồng. "Mỗi khi đi làm về, chồng tôi kêu đói nhưng sau đó chỉ sà vào tivi hoặc chơi game điện thoại. Bất cứ khi nào được yêu cầu giúp vợ nấu ăn và dọn dẹp, anh đều trừng mắt quát: Nấu ăn, dọn dẹp không phải là thiên chức của phụ nữ sao", cô gái kể.
Cho đến một ngày, cô không chịu nổi và ra tối hậu thư cho chồng, hoặc là thay đổi, hoặc là ly hôn. Cô nói trên Weibo: "Tôi thực sự hối hận vì không đến nhà anh ấy sớm hơn..."
Tạ Phúc Chiêm, giáo sư Viện khoa học xã hội Trung Quốc chia sẻ về cuộc hôn nhân hạnh phúc của nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Tiền Chung Thư và vợ Dương Quý Khương: "Rất nhiều người ngưỡng mộ cuộc sống của cặp đôi này bởi ngoài tình yêu, họ còn như những người bạn, chia sẻ ngọt bùi với nhau trong mọi hoàn cảnh. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu thái độ khoan dung và hòa nhã mà bà Dương dành cho chồng đều học được từ chính bố mẹ bà".
Bà Dương sinh ra trong một gia đình tri thức tại Bắc Kinh. Bà kể: "Cha luôn chăm sóc và tôn trọng mẹ. Mối quan hệ này rất hiếm xuất hiện trong xã hội cũ. Trong cuộc đời mình, tôi chưa bao giờ thấy bố mẹ cãi nhau. Tình yêu tuyệt vời của họ đã ảnh hưởng rất lớn đến việc tôi đối xử với bạn đời của mình sau này".
Cảm nhận được tình yêu thương bố mẹ dành cho nhau, sau này con gái của nhà văn Tiền Chung Thư và vợ Dương Quý Khương cũng có một cuộc hôn nhân viên mãn bên người chồng là một giáo viên lịch sử.
"Những đứa con luôn vô thức mang thói quen hình thành trong gia đình vào cuộc hôn nhân sau này của chúng. Nếu cha mẹ có một cuộc sống hạnh phúc, hòa thuận, con cái có thể học cách chăm sóc và trân trọng bạn đời khi chúng lớn lên. Nếu cha mẹ sống không tình yêu, luôn cãi vã, khi đứa trẻ có gia đình, chúng sẽ khắc nghiệt và thờ ơ với nửa kia. Chúng sẽ tiếp tục bi kịch hôn nhân của bố mẹ mình", ông Tạ Phúc Chiêm, giáo sư của học viện khoa học xã hội Trung Quốc chia sẻ.
1f337.png
HÔN NHÂN NHẤT ĐỊNH PHẢI NHÌN VÀO HOÀN CẢNH GIA ĐÌNH, BỞI VẬY NGƯỜI XƯA MỚI CÓ CÂU THÀNH NGỮ "MÔN ĐĂNG HỘ ĐỐI".
Một số người không đồng tình với quan điểm này bởi cho rằng nó không đúng thực tế. "Đến Lọ Lem còn lấy được hoàng tử" hay "Rất nhiều thiên kim tiểu thư nhà giàu vẫn lấy những chàng trai con nhà nghèo đó thôi?"
"Người ta yêu nhau bởi năm giác quan, nhưng sống với nhau nhờ ba điều tương đồng: tri thức, kinh tế và tình yêu thương của gia đình", ông Tạ Phúc Chiêm khẳng định, đồng thời nhấn mạnh "Trong chuyện cổ tích, chưa bao giờ người ta nhắc tới việc sau khi kết hôn với hoàng tử, Lọ Lem sống có thực sự hạnh phúc hay không? Cũng không ai đưa ra một ví dụ cụ thể về việc một thiên kim tiểu thư nhà giàu có thực sự hòa hợp với một ông chồng xuất thân từ gia đình nghèo hay không?".
Thái Khang Vĩnh – MC truyền hình nổi tiếng của Trung Quốc trong chương trình "Khang Hy đến rồi" từng nói: "Môn đăng hộ đối theo quan điểm cá nhân tôi phải là sự cân bằng về trình độ văn hóa cũng như hoàn cảnh sống của hai con người. Hoàn cảnh sống không giống nhau sẽ có thế giới quan khác nhau. Nếu hai người có khoảng cách lớn giữa ba sự tương đồng, dù họ yêu nhau nhiều đến đâu, cuối cùng sẽ gặp rất nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống thực".
Nam MC kỳ cựu này lấy ví dụ, người vợ muốn đi xem một bộ phim, nhưng chồng lại gạt đi "Tại sao lại phải tiêu số tiền đó trong khi có thể xem video ở nhà". Hay như bạn muốn theo học một lớp tiếng Anh, chồng lại quát "Chẳng học được gì ở những lớp xô bồ như vậy đâu". Bạn muốn có những chuyến đi kỷ niệm lãng mạn, nhưng vợ lại cho rằng việc làm đó quá lãng phí...
"Trong hôn nhân không chỉ có trăng sao, hoa lá trên trời mà còn là dầu, mắm muối của thực tế. Nếu bạn muốn nhìn thấy nhau trong những vấn đề tầm thường này, bạn phải chọn những người có giá trị tương tự như mình", Thái Khang Vĩnh nói.
Những cuộc hôn nhân bền vững, lâu bền không chỉ dựa vào tình yêu của hai người, mà còn dựa nhiều vào gia đình của hai bên. Đó không chỉ là đo lường về năng lực kinh tế, cũng như trí thức, mà là tìm hiểu liệu gia đình đối phương có cho họ khả năng "biết yêu thương" để cùng bạn đi đến cuối con đường hay không. Vì vậy, khi quyết định cưới một ai, trước hết phải xem gia cảnh của họ như thế nào.
Ảnh: Gia đình của nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Tiền Chung Thư và vợ Dương Quý Khương cùng con gái. Ảnh: sohu.
Vy Trang (Theo sohu)/VNE
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom