Tại sao chúng ta luôn vô tình làm tổn thương nhau?

by admin

Và thường thì những thương tổn ấy được che đậy hoàn hảo bằng vẻ ngoài mạnh mẽ, cho nên mọi người cứ tiếp tục vô tư đày ải nhau. Nhưng liệu có cách nào để thoát khỏi vòng luẩn quẩn này?

Theo luật, giết người và ngộ sát là hai khái niệm khác biệt. Hậu quả có thể giống nhau; xác chết nằm giữa một vũng máu. Nhưng chúng ta luôn cảm thấy một sự khác biệt rõ ràng trong ý định hãm hại của thủ phạm.

Chúng ta để tâm đến động cơ vì một lí do xác đáng: bởi vì nếu đã cố tình thì thủ phạm sẽ tiếp tục tội ác và tái tạo những mối nguy hiểm cho cộng đồng. Nhưng nếu chỉ là vô tình thì thủ phạm sẽ cúi người gửi lời xin lỗi sâu sắc, và dường như cơn thịnh nộ hay trừng phạt không còn cần thiết nữa.

Hãy tưởng tượng bạn đang trong một nhà hàng và bị người phục vụ làm đổ một ly rượu lên chiếc laptop mới. Thiệt hại thật nghiêm trọng và bạn bắt đầu nổi giận. Nhưng chuyện đây có phải là một tai nạn hay lại là kế hoạch định trước mới là vấn đề then chốt để bạn có phản ứng phù hợp. Bạn có thể đối phó bằng cách cực đoan thông thường như hét ầm lên và gọi người tới giúp. Nhưng nếu nó chỉ là một tai nạn thì người phục vụ không phải là kẻ thù của bạn. Không cần thiết phải nguyền rủa họ. Thực tế, sẽ hợp lý hơn nếu bạn tốt bụng bỏ qua tai nạn, vì lòng bao dung sẽ lập tức chi phối hành động của bạn.

Do đó, động cơ rất quan trọng. Nhưng thật không may, chúng ta hiếm khi giỏi trong việc nhìn nhận những động cơ trong những sự việc gây tổn thương. Chúng ta dễ dàng mắc sai lầm, nhìn thấy mưu đồ ở những nơi không có và đấu tranh cả khi những phản ứng tích cực được bảo đảm.

Hiện tượng tâm lí tự hận thù chính là một phần lí do tại sao chúng ta đưa ra những kết luận bi quan và nhận thấy những mưu đồ xúc phạm, hãm hại mình. Chúng ta càng ít yêu bản thân thì càng nhận thấy mình có những mục tiêu hợp lí cho thói nhạo báng và hãm hại người khác. Tại sao hàng xóm lại khoan sửa nhà ầm ĩ khi chúng ta bắt đầu ổn định để làm việc? Tại sao phục vụ bữa sáng mãi không đem đồ ăn đến, mặc dù chúng ta có cuộc họp rất sớm? Tại sao người trực tổng đài điện thoại mất nhiều thời gian mới tìm được chi tiết thông tin ta cần? Vì ta cứ nghĩ, theo lô-gic thì luôn có những âm mưu chống lại ta. Vì chúng ta là mục tiêu thích hợp cho những âm mưu như vậy, vì ta chống lại những người dễ bị trực tiếp tổn thương nên đó là điều ta đáng phải chịu.

Khi quá ghê tởm với những điều xung quanh, với một nhận thức lý trí, chúng ta sẽ không ngừng tìm kiếm sự xác nhận từ thế giới rộng lớn rằng chúng ta thật sự là những kẻ vô giá trị như ta luôn tự nghĩ. Sự kì vọng hầu hết luôn được thiết lập từ thời thơ ấu khi ai đó gần gũi đã để lại trong chúng ta cảm giác không trong sạch, đầy tội lỗi. Vì thế, chúng ta đang sống trong một xã hội được cho là tồi tệ nhất, không phải bởi vì dễ chịu khi làm như vậy mà chỉ là theo thói quen và vì chúng ta đang là tù nhân của những khuôn mẫu mà chúng ta chưa từng thấu hiểu.

Một lí do tại sao người khác có thể vô tình xúc phạm chúng ta đó là chúng ta trông có vẻ ngoài mạnh mẽ hơn bản tính bên trong. Thậm chí ta không nhận thức được mình tỏ ra vui vẻ, kiên cường với mọi người giỏi đến dường nào. Có lẽ chúng ta học được điều đó từ thời thanh niên khi phải chuyển sang một ngôi trường mới. Người ta nói ra những điều thô thiển và gây tổn thương dù không cố ý. Họ chỉ không biết chúng ta dễ bị tổn thương và mỏng manh đến như nào, không hiểu được lời nói và hành động của họ ảnh hưởng lớn đến ta ra sao.

Ai đó có thể đến phòng làm việc của bạn và chê bai bài thuyết trình của bạn. Họ cố tình gây ảnh hưởng cho ta. Họ muốn bạn chú ý họ hơn. Nhưng từ góc độ của bạn thì điều này có ý nghĩa hoàn toàn khác. Thật sự hành động này gây khó chịu một cách khủng khiếp.

Bạn luôn lo lắng trước mọi việc. Năm ngoái bạn có một vài vấn đề và phải đến gặp chuyên gia tư vấn đời tư. Với công việc mới này, bạn đã quyết tâm thay đổi cuộc chơi. Lòng tự trọng của bạn bị tổn thương. Và cha bạn đặc biệt chỉ trích cách ăn nói của bạn, chế giễu tật nói ngọng của bạn trước khi bạn lên tám tuổi. Nhưng những người khác không nhận ra những điều này. Trông bạn không hề đáng thương. Bạn giống như một lọ hoa với nhiều vết rạn nứt tí xíu mà ngay bạn cũng khó có thể nhận ra. Chỉ cần một cú xóc nảy lên thì mọi thứ sẽ vỡ vụn.

Tốt hơn hết, hãy cảnh báo trước với mọi người về giới hạn của bạn, để họ có thể  tránh việc vô tình xâm phạm vào vùng mong manh đó. Chúng ta sẵn sàng để lộ những vết bầm tím, sự tổn thương ngoài da. Nếu bạn bị băng bó một bên bàn tay, mọi người sẽ không động vào đó. Về lý thuyết, bạn cũng có thể làm điều này với vùng tổn thương tâm lý của mình.

Nhưng, thật quá xấu hổ và luẩn quẩn để giải thích cho người khác những vết rạn nứt mà ta đang mang. Và thực ra không có thời gian hay đa số lý do đó nghe chẳng có vẻ hợp lý với con người của chúng ta. Chúng ta yếu đuối vì chúng ta tiêu tốn quá nhiều tiền; vì đang ngoại tình và cảm thấy thật tội lỗi, tồi tệ khi bị phát hiện ra; vì xem quá nhiều phim khiêu dâm khiến ta chán ghét chính bản thân mình. Chúng ta mang thật nhiều gánh nặng và cứ tiếp tục như thế, nhưng chúng ta không thể để mọi người biết lí do. Vì vậy ta đang đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan: mọi người sẽ gây ra nhiều đau khổ cho ta hơn họ nghĩ, bất kể với họ ta có là ai.

Sự yếu đuối trong bí mật là sự rạn nứt đã được tích lũy qua nhiều ngày, nhiều tuần và nhiều năm, giải thích cho những cơn bùng nổ lạ thường đôi khi của chúng ta mà gây khó hiểu cho người khác. Phản ứng giận dữ của chúng ta có thể được châm ngòi từ một lời phán xét nhỏ. Tưởng tượng chúng ta đang thanh toán ở cửa hàng và hóa đơn số tiền nhiều hơn một chút so với ước tính. Ngay lập tức, chúng ta cảm thấy như người tính tiền đang lừa mình. Ta đưa họ một tờ giấy và mất một chút thời gian để họ tính toán tiền trả lại và chúng ta đột nhiên tức giận nói câu “ giữ lấy đi”, và bỏ đi một cách giận dữ.

Trẻ nhỏ đôi khi cư xử như thế này khi cảm thấy bất công: chúng hét vào những người đang chăm sóc cho chúng, tức giận đẩy bát mỳ ra xa, ném một vài thứ và bạn vừa đưa cho chúng. Nhưng chúng ta hiếm khi xúc động hay bị tổn thương bởi hành vi của chúng. Lí do là ta không cho rằng các em có những động cơ tiêu cực hay ý đồ ích kỉ. Chúng ta nghĩ đến cách giải thích rộng lượng, vị tha nhất. Chúng ta không nghĩ trẻ em chọc giận ta mà nghĩ rằng chúng hơi mệt hay họng bị đau. Chúng ta có hàng tá cách giải thích có sẵn trong đầu và không lí do nào khiến chúng ta tức giận hay xúc động quá mức.

Trong thế giới của người lớn lại có sự đảo ngược. Chúng ta tưởng tượng rằng con người luôn cố đẩy ta vào trong tầm ngắm của họ. Nếu ai đó đi lách lên trước chúng ta trong hàng đợi ở sân bay, nghiễm nhiên ta cho rằng họ đang lấn lướt và lợi dụng ta. Họ có thể làm chúng ta lo lắng một chút.

Nhưng nếu chúng ta cắt nghĩa điều đó theo cách nhìn của trẻ thơ thì giả thiết ban đầu của chúng ta sẽ khác đi: có thể họ ngủ không được ngon vào tối qua và quá kiệt sức để nghĩ thông suốt; có thể họ bị đau đầu gối. Cách nhìn đó sẽ không phải phép thuật sẽ tự dưng khiến bạn thoải mái chấp nhận những hành động thô lỗ. Nhưng cảm giác bức xúc sẽ được giữ ở mức độ an toàn. Thật cảm động nếu chúng ta có thể đối xử với nhau độ lượng như đối xử với những đứa trẻ: cuộc sống thậm chí sẽ tười đẹp hơn nếu học cách rộng lượng với phần trẻ con trong mỗi con người.

Triết gia người Pháp Esmile-Auguste Charier (được biến đến với tên Alain) được mệnh danh là nhà giáo vĩ đại nhất nửa đầu thế kỉ 20. Ông phát triển một công thức để kiềm chế bản thân và học sinh với gương mặt của những người đang cau có. “ Không bao giờ được nói người khác là kẻ xấu xa”, “ bạn chỉ cần tìm kiếm một cái chốt.” Điều ông ấy nói có nghĩa là: tìm kiếm nguồn gốc của sự đau khổ khiến con người phải cư xử theo một cách kinh khủng như vậy. Suy nghĩ bình tĩnh để tưởng tượng rằng họ đang ở một giai đoạn bế tắc, điều mà ta không thể nhìn thấy. Để trưởng thành thì phải học cách tưởng tưởng được mức độ đau khổ mặc dù thiếu nhiều bằng chứng. Họ có thể nhìn trông thật vui vẻ và sôi nổi nhưng có thể lại đang phát điên bởi một căn bệnh tâm lí bên trong. Nhưng ta phải chốt lại rằng: họ không hề có ý hãm hại ta.

Alain đang dựa vào một trong những kỹ xảo tuyệt vời của tiểu thuyết văn học – khả năng nhập tâm vào nhân vật, có thể không hề hào nhoáng hay gây khó chịu từ đầu, và cho phép ta thấy những điều bất ngờ mạnh mẽ đang diễn ra trong tâm trí nng khác. Một nhà tiểu thuyết như Dostoevsky thực sự gây hứng thú bởi ông tạo ra nhiều nhân vật thuộc dạng thường khiến độc giả phải rùng mình: kẻ ngoài lề, tên tội phạm, một con bạc và diễn tả sự phức tạp trong đời sống nội tâm của họ, sự hối hận, những hi vọng, độ nhạy cảm trong nhận thức của họ.

Động thái đồng cảm chân thành với đời sống nội tâm của người khác vượt ra ngoài phạm vi tiểu thuyết hư cấu. Đó là một phần của sự cảm thông chúng ta dành cho bản thân mình và người khác. Chúng ta cần tưởng tượng sự hỗn loạn, thất vọng, lo lắng và nỗi buồn trong mỗi người thường chỉ biểu hiện sự hung hăng ra bên ngoài. Chúng ta cần hướng lòng nhân hậu đến những nơi không ngờ tới – những kẻ hay chọc tức ta nhất. Để trở nên bình thản hơn, chúng ta phải đi từ việc gạt bỏ sự sợ hãi và trở nên rộng lượng hơn.

Trạm Đọc (Read Station)

Theo The book of life

You may also like

Leave a Comment