LUYỆN NGHE “CỰC VÀO” VỚI 6 PHƯƠNG PHÁP SAU(Áp dụng với mọi ngôn ngữ)

by admin

  1. Tận dụng audio của các bài nghe cũ
    Hãy tận dụng các bài audio từ đề thi cũ để ghi lại những gì mà bạn nghe được. Thông qua cách này, bạn có thể kiểm tra được chính tả, khả năng nghe cũng như những từ mà mình nghe nhầm hoặc nghe không hiểu để cải thiện. Bạn cần phải tập nghe thật nhiều để hiểu được chất giọng của nhiều người khác nhau. Một số lưu ý đối với các phần audio là những từ khóa thường sẽ được đọc to hơn và rõ ràng hơn so với những từ khác,
  2. Nghe những chủ đề bạn thích
    Đôi lúc việc học cũng không nên quá nhàm chán, lắng nghe những chủ đề mà bản thân yêu thích đôi khi lại kích thích cho chúng ta ham học hỏi nhiều hơn, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng khả năng học hỏi và tiếp thu của bạn sẽ giảm đi rát nhiều nếu bạn thấy không hứng thú. Bằng cách tìm kiếm các bài báo, video, chương trình TV yêu thích, bạn có thể cải thiện được kha khá khả năng phản xạ nghe của mình.
  3. Vừa nghe vừa chép chính tả
    Chép chính tả khi nghe là cách luyện nghe hiệu quả nhưng lại khá thủ công và sẽ mất rất nhiều thời gian đối với hững bạn mới học. Nhưng nếu làm quen được phương pháp này thì phần nghe khó có thể làm khó được bạn. Bạn sẽ nghe được từng chi tiết nhỏ trong suốt bài nghe, bắt được từng chỗ lướt âm và cải thiện kỹ năng làm bài nghe điền từ rất nhiều.

Chọn một bài nghe có thời lượng từ 3 – 4 phút có thể điều chỉnh tốc độ nhanh chậm, đối với những bạn mới tập làm quen thì chỉnh tốc độ chậm rất là cần thiết, sau khi quen dần thì bắt đầu nghe ở chế độ bình thường, làm như vậy thì khi nghe các bạn sẽ có thể bắt kịp với tốc độ nói của người bản xứ và chép chính tả được chính xác hơn. Không nên nghe từng chữ bạn sẽ không hiểu được toàn bộ nội dung bài nói và đó cũng là một lỗi mà rất nhiều người mắc phải. Sau đó, hãy so sánh bài chép chính tả của mình với transcript và rút kinh nghiệm với những lỗi sai của mình. (với những bạn mới tiếp cận phương pháp này, cá nhân mình để xuất các bạn nghe từ từ 30s – 1’30s thui nhé)

  1. Học tiếng anh qua phim ảnh
    Sau những giờ làm việc và học mệt mỏi thì xem phim là một cách giải trí khá phổ biến, đối với những bạn “Lười nghe” thì đây có lẽ là phương pháp học vừa vui nhưng hiệu quả mang đến lại vô cùng bất ngờ đấy! Thông qua phim chúng ta cũng có thể học được những câu giao tiếp cơ bản mà người bản xứ rất hay sử dụng, bên cạnh đó từ vựng của bản thân bạn cũng một phần được cải thiện.
  2. Nâng cao vốn từ vựng của mình
    Từ vựng có lẽ là rào cản lớn nhất đối với người mới tập nghe, bời vì trong lúc làm bài listeing khả năng bắt gặp từ vựng mới là rất cao. Vì thế nên trong lúc bạn ôn luyện phần nghe, cố gắng ghi chú lại những từ vựng mà bản thân không biết để có thể cải thiện phần listening của mình được tốt hơn.

6 Vừa tập nghe, vừa tập nói – nói đuổi
Đôi lúc phát âm sai cũng ảnh hưởng đến khả năng nghe của bạn, bởi vì trong bài thi nghe có nhắc đến thì bạn cũng không nhận ra. Vậy nên trong lúc luyện tập nghe hãy cố gắng dừng video hoặc audio để có thể nói theo người nói, luyện tập như thế này vừa có thể cải thiện kỹ năng nghe mà còn có thể cải thiện kỹ năng nói. Ngoài việc có vốn từ vựng dồi dào và phát âm chuẩn, chúng ta còn phải kể đến tốc độ nghe và nói tiếng Anh. Nhiều khi bạn sẽ có những lần nghe sai những từ mà chúng ta quen thuộc chỉ bởi vì tốc độ nói của người nói. Vậy thì việc chúng ta cần làm để cải thiện điều này đó chính là tăng dần tốc độ nghe của mình. Cách đơn giản mà hiệu quả mang lại vô cùng bất ngờ đó chính là nghe nhạc có tiết tấu nhanh như nhạc rap.

Nguồn: Ybox

You may also like

Leave a Comment