Đồng tính không là bệnh, sự kì thị mới chính là căn bệnh

by admin

Bạn có đồng ý với ý kiến trên không? Hẳn bạn còn nhớ vụ việc nữ ca sĩ Lynk Lee bị cộng đồng mạng ném đá một lần nữa dấy lên phong trào đấu tranh về quyền bình đẳng giới, đặc biệt là nhóm LGBTIQ+ (đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới, liên giới tính và Queer). Dưới góc độ tâm lý, vì sao lại có hiện tượng “ném đá không hề giấu mặt” này?

  • XÂM PHẠM LỢI ÍCH

Hiện nay, với một quốc gia nổi tiếng với sự công bằng và dân chủ như Mỹ vừa trải qua cuộc biểu tình rất nghiêm trọng về việc chống phân biệt chủng tộc. Ngoài nhận thức về sự “thượng đẳng / hạ đẳng”, việc công nhận bình đẳng chủng tộc cũng ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội việc làm của người da trắng, do đó, họ rất khó chấp nhận.

Vấn đề giới, giới tính cũng vậy. Những người lên án thường nghĩ “LGBTIQ+ đòi quyền bình đẳng, nghĩa là mình sẽ mất đi gì đó”. Nhưng thật ra, cộng đồng này không hề “đòi thêm quyền”, mà chỉ cần được công nhận những quyền thuộc về con người, tương tự như những người hợp giới.

  • CHƯA CÓ CÁCH KIỂM SOÁT TỐT

Dù đã có luật an ninh mạng, nhưng để kiểm soát và xử phạt hàng ngàn bình luận trên mạng là một điều không khả thi. Do đó, người dùng như được “tiếp thêm sức mạnh” vì không còn rào cản nào ngăn họ thể hiện những lời nói xúc phạm người khác.

Vậy nên, trước khi bạn chia sẻ những điều tiêu cực lên mạng xã hội, hãy dừng lại 3 giây để suy nghĩ thật kỹ về lời nói của mình. Nếu như một ngày, mình chính là đối tượng bị công kích và lên án, điều đó sẽ tệ như thế nào?

Mình đọc được một đoạn khá hay nói về sự không chấp nhận đối với người đồng tính trong cuốn sách Thế giới trong bạn nên muốn viết ra để mọi người cùng bàn luận. Thế giới trong bạn (tựa gốc: “The World Within”) tổng hợp những cuộc hỏi đáp giữa Jiddu Krishnamurti với những người đã tìm đến ông vào giai đoạn ông sống “lánh đời” hồi Thế chiến thứ 2. Dù vậy, cuốn sách vẫn mang tính thời đại và có liên hệ trực tiếp với cuộc sống ngày nay.

You may also like

Leave a Comment