Blog Truyện VietWriter
  • Home
  • Truyện
  • Đọc
  • Review
  • Tin Tức
  • Tóm Tắt
  • Tác Giả
Facebook Twitter Instagram
Blog Truyện VietWriter
Đọc Truyện
  • Home
  • Truyện
  • Đọc
  • Review
  • Tin Tức
  • Tóm Tắt
  • Tác Giả
Blog Truyện VietWriter
Home»Đọc

Bài học về lòng cao cả: Khi giáo dục không chỉ diễn ra ở trường

adminBy adminTháng Năm 19, 2023 Đọc Không có phản hồi5 Mins Read
Share
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Lượt Xem: 3

Không hề hiếm gặp một gia đình thành thị Việt Nam mà bố mẹ đi làm cả ngày và phó mặc hoàn toàn việc giáo dục con cái cho nhà trường và… bác giúp việc. Tuy nhiên, bài học làm người quan trọng nhất – tấm lòng cao cả lại không chỉ diễn ra ở trường mà còn cần được dạy bởi cha mẹ và bạn bè, hàng xóm. Edmondo de Amicis đã chỉ rõ điều này bằng cuốn “Tấm lòng cao thượng” qua những câu chuyện hằng ngày của cậu bé Enrico.

Ngày khai trường, sự thất vọng của Enrico về việc không được học thầy giáo cũ đã được xua tan ngay khi cậu gặp thầy giáo mới Perboni. Mặc dù thầy không bao giờ cười, thầy là một người có tấm lòng ấm áp và vị tha.

Trong lúc thầy đang hỏi thăm một cậu bạn có vẻ bị sốt, một cậu láu cá khác đã đứng lên ghế và làm trò múa may sau lưng thầy. Bị thầy bắt gặp, cậu lập tức cúi gằm mặt, nhưng thầy chỉ nhẹ nhàng đặt tay lên vai cậu và nói: “Đừng làm thế nữa nhé!” Cảm nhận được sự bao dung của người thầy cùng với cảm giác tội lỗi, cậu học trò cuối giờ đã đến xin thầy tha lỗi. “Thầy giáo hôn vào trán cậu và nói: “Thế là tốt con ạ! Thôi con về đi.””

Các thầy cô giáo khác trong truyện cũng là điển hình cho hình ảnh nhà giáo mẫu mực và hết lòng yêu thương học trò. Cô giáo cũ của Enrico thường đến thăm các học sinh cũ và học sinh bị ốm, thầy hiệu trưởng luôn đến sớm nhất trường và lắng nghe ý kiến phụ huynh, còn cô giáo dạy lớp Ba thì luôn mang sẵn kẹo ngậm cho các em bị viêm họng.

Nếu như các thầy cô là chuẩn mực của nhà giáo thì bố mẹ Enrico lại là những bậc phụ huynh rất sâu sắc và đầy tình yêu thương. Trong bức thư ngày 25 tháng 2, bố đã nhắc nhở Enrico rằng cần phải yêu thương thành phố như chính gia đình của mình. “Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.” Không có một ai trên đời không đáng được kính trọng và đối xử lễ phép. “Con không được nhạo báng ai hết, đừng chạy nhảy, đừng chen lấn ai hết, đừng la hét, phải tôn trọng trật tự của đường phố!”

Điều đáng trân trọng ở đây là bố mẹ luôn dạy Enrico thương yêu mọi người bất chấp tuổi tác, nghề nghiệp và cuộc sống của họ. Bởi ai trong đời cũng xứng đáng được yêu thương và trở nên tốt đẹp hơn. Chúng ta còn thấy những “Tâm hồn cao thượng” khác trong những người cha tuyệt vời như bác bán than, ông quý tộc hay người tù số 78 cùng những bà mẹ nhân hậu như mẹ Nelli, mẹ Crossi và mẹ Coretti; nói cách khác, tâm hồn của họ chính là bài học đắt giá về lòng cao cả.

Với sự giáo dục nhân từ của gia đình và nhà trường, chẳng có gì ngạc nhiên khi những đứa trẻ mười mấy tuổi là những sứ giả của lòng cao cả, điển hình là những cô nữ sinh cạnh khu Baretti. Giờ tan học, hai ba nữ sinh thấy một cậu bé nạo ống khói nhem nhuốc đứng khóc mãi bên đường. Hỏi ra thì cậu mới nói rằng cả ngày đi làm được ba hào những cậu lại lỡ đánh rơi mất vì bỏ nhầm vào cái túi thủng. Các cô nữ sinh chẳng chần chừ lâu; họ kêu gọi nhau mỗi người góp cho cậu bé vài xu. Chẳng mấy chốc số tiền ba hào đã đủ, nhưng những đồng xu vẫn đổ ra; mấy em bé hơn thì góp cho cậu vài nhành hoa nho nhỏ. Chắc hẳn không ai trong số nữ sinh quen biết cậu bé nạo ống khói, và rõ ràng họ chẳng nhận lại gì; nhưng họ vẫn trao đi những tấm lòng cao cả

Và còn Garonne hào hiệp, Robetti dũng cảm, Derossi trưởng thành, Precossi nhút nhát,… – tất cả đều là những cậu bé đầy tình yêu thương và vô cùng nhân hậu.

Trong thành phố Torino nhỏ phía Tây Bắc nước Ý cuối thế kỉ XIX, một cộng đồng đã được xây dựng nên bằng lòng nhân ái. “Tâm hồn cao thượng” từ khi xuất bản vẫn luôn là một trong những cuốn sách được yêu thích nhất bởi thông điệp đơn giản nhưng chưa bao giờ hết nhân văn: tình yêu thương và lòng nhân hậu sẽ luôn chiến thắng vì đó là chìa khoá của hạnh phúc trong đời.

Trang Sâu 

Trạm Đọc 

Nguồn: Vietwriter 8

Previous ArticleCÂU NÓI “KINH DIỄM” BẠN ĐÃ ĐỌC ĐƯỢC TRONG SÁCH LÀ GÌ?
Next Article 18 TIPS ÁP DỤNG MỖI NGÀY ĐỂ X3 HIỆU SUẤT HỌC TẬP
admin
  • Website
  • Twitter

Keep Reading

Không mong là tình đầu, mong là tình cuối được không?

Shinkai Makoto: Người Đàn Ông Thích Chia Cắt Những Mối Tình

Những chuyện tâm linh liệu có thật không mọi người nhỉ?

“TÔI KHÔNG HIỂU NỔI KẾT QUẢ”!

Có bao giờ bạn gặp một người mà biết trước là sẽ chẳng có kết quả nhưng vẫn cố chấp đi cùng người một đoạn?

“Tâm Lý Học – Tất Cả Những Điều Cần Biết Để Thông Thạo Bộ Môn Này”: Cuốn sách nhập môn đầy đủ và toàn diện về tâm lý học

Add A Comment

Leave A Reply Cancel Reply

Truyện Mới Hay
  • Không mong là tình đầu, mong là tình cuối được không?
  • Shinkai Makoto: Người Đàn Ông Thích Chia Cắt Những Mối Tình
  • Những chuyện tâm linh liệu có thật không mọi người nhỉ?
  • Thuỳ, mong em một đời bình an!
  • Chỉ Chỏ Với Chánh
Truyện Hay Hot
  1. Say Em Quên Lối Về (7.152)
  2. TÌM HIỂU NHAU BẰNG TRÒ CHƠI TRUTH OR DARE, BẠN DÁM KHÔNG? (5.846)
  3. Cảnh giới trong thôn phệ tinh không (5.435)
  4. Sơ lược Già Thiên (5.209)
  5. Sơ lược Vũ Động Càn Khôn (3.968)
  6. Cô Gái Hư Hỏng (H) (3.884)
  7. [Tóm tắt] Phim Trường Nguyệt Tẫn Minh (3.835)
  8. [Tóm tắt] Phim Hạc lệ hoa đình (3.618)
  9. Review Truyện Dịu Dàng Tận Xương (3.561)
  10. Sơ lược Đạo Quân (3.475)
  • Truyện
  • Đọc
  • Review
  • Tin Tức
  • Tóm Tắt
  • Tác Giả
© 2023 Vietwriter.vn

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.